Ảnh: Joel Meyerowitz

Tản mạn về thời khắc bình minh của điện ảnh

House Head of Photography
Hơn bất cứ diễn viên nào khác trong kỷ nguyên vàng của điện ảnh, Ingrid Bergman có một gương mặt dành cho những bộ phim đen trắng. Người ta từng lạm dụng nhiều từ để mô tả sự “phát sáng” trên gương mặt của bà, song xem bà diễn trong phim Casablanca, Gaslight, Notorious hay bất cứ bộ phim kinh điển đen trắng nào khác, khán giả đều thấy bà thực sự tỏa hào quang
Ingrid Bergman được mệnh danh là gương mặt dành cho những bộ phim đen trắng trong giai đoạn hoàng kim của điện ảnh Hollywood – một điều không ngoa khi xem Bergman diễn trong Casablanca, Gaslight, Notorious hay bất cứ bộ phim kinh điển đen trắng nào khác.

Nhà làm phim tài liệu Paul Rotha đã mô tả điện ảnh là “một phương trình vĩ đại hình thành từ hai biến số: nghệ thuật và công nghiệp.”
Đây là một nhìn nhận đầu tiên nhưng cho đến giờ vẫn mãi là một chân lý. Xuất phát từ một loại hình giải trí thông thường, qua hơn 100 năm thăng trầm thì điện ảnh đã trở thành một nền công nghiệp trị giá nhiều tỷ đô, một bộ môn nghệ thuật nguyên gốc và là một loại hình giải trí có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến xã hội loài người.

Xuất hiện gần như cùng một lúc vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XIX ở những mặt trận tiên phong như: Pháp, Mỹ, Anh quốc và Đức (mặc dù tôi nói và kể tên bốn nước này ra nhưng trong giai đoạn tiền mở đầu thì Anh và Đức đóng vai trò tương đối nhỏ. Đi đầu phải nói đến Pháp và nối tiếp theo sau là Mỹ), điện ảnh đã có một sự phát triển thần kì và vượt bậc, chỉ trong vòng chưa đến 20 năm đã lan rộng ra khắp thế giới, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Paris, New York, London, Berlin… Phim ảnh khi đó nhận được sự chú ý, yêu thích rộng rãi của nhiều tầng lớp khác nhau: văn nghệ sĩ, trí thức, giới khoa học, chính trị….

Đạo diễn huyền thoại của Liên Xô Sergei Eisenstein. Eisenstein cho rằng nguyên lý dựng phim có gì đó giống như cấu trúc của chữ Nhật : khi kết hợp hai tượng từ riêng biệt sẽ cho ra một nghĩa mới. Thí dụ nước và mắt ra nghĩa khóc. Chó và miệng ra nghĩa sủa. Miệng và chim ra nghĩa hát. Dao và tim ra nỗi đau… Nhưng khác hơn chữ, dựng phim là sự tìm kiếm tự do tuyệt đối. Nhờ kĩ thuật bậc thầy và độc đáo về dựng phim của mình mà các bộ phim nổi tiếng của ông như là Bãi công (Strike), Chiến hạm Potemkin, Alexandr Nevsky, Tháng Mười, Ivan Hung Đế… còn ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho các đạo diễn thế hệ nối tiếp tận mãi về sau…
Đạo diễn huyền thoại của Liên Xô Sergei Eisenstein. Eisenstein cho rằng nguyên lý dựng phim có gì đó giống như cấu trúc của chữ Nhật : khi kết hợp hai từ tượng hình riêng biệt sẽ cho ra một nghĩa mới. Thí dụ nước và mắt ra nghĩa khóc. Chó và miệng ra nghĩa sủa. Miệng và chim ra nghĩa hát. Dao và tim ra nỗi đau… Nhưng khác hơn chữ, dựng phim là sự tìm kiếm tự do tuyệt đối. Nhờ kĩ thuật bậc thầy và độc đáo về dựng phim của mình mà các bộ phim nổi tiếng của ông như là Bãi công (Strike), Chiến hạm Potemkin, Alexandr Nevsky, Tháng Mười, Ivan Hung Đế… còn ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho các đạo diễn thế hệ nối tiếp tận mãi về sau.

Qua năm tháng thì ta có thể khẳng định rằng: điện ảnh và đời sống xã hội có tương quan qua lại không thể tách rời. Điện ảnh có ảnh hưởng lớn đến xã hội, không chỉ dưới góc nhìn giải trí mà nó còn là một phương tiện giáo dục, một công cụ tuyên trình chính trị (mị dân, phản chiến…), nghiên cứu khoa học… Và ngược lại, thời thế và mọi biến động của thế giới hay sự tiến bộ, phát triển của khoa học kĩ thuật cũng nhào nặn và định hướng điện ảnh khiến mỗi thời điểm khác nhau lại có những sắc thái và giá trị khác nhau.

Chính vì vậy để phân tích, tìm hiểu một bộ phim, để có cái nhìn đúng đắn và khách quan về bất kỳ bộ phim nào thì kiến thức về lịch sử điện ảnh là vô cùng cần thiết. Để có thể đặt nó vào đúng hệ quy chiếu: khoa học công nghệ kĩ thuật làm phim lúc đó ra sao, tình hình chính trị xã hội trên thế giới thế nào, phong trào và xu hướng nghệ thuật….
Không thể nhìn khám phá về lực hút của Trái Đất của Isaac Newton và tặc lưỡi: “Cái đó ai chả biết. Nếu một nhà khoa học bây giờ sống về thời đó thì chắc cũng khám phá ra thôi.”
Tương tự với điện ảnh, nhiều cái tưởng chừng bình thường, đơn giản bây giờ lại là cả một đột phá và công sức tâm huyết của điện ảnh ngày xưa.
Chúng ta hãy nhớ một điều:
“Sức mạnh của sự sáng tạo mới là vô hạn. Một thứ làm lại dù hay đến đâu cũng chỉ là làm lại.”

Ảnh: Joel Meyerowitz
Ảnh của nhiếp ảnh gia huyền thoại Joel Meyerowitz chụp ở New York vào đêm giao thừa 1965.

Một vấn đề muôn thở khác không chỉ riêng với điện ảnh mà còn với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau đó là mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần khiết và nhu cầu của thị trường.
Nghệ thuật truyền thống luôn gặp khó khăn với việc bắt kịp thời đại và mở rộng lượng khán giả trung thành của mình. Nói đúng đắn hơn thì nghệ thuật không cần bắt kịp thời đại và cũng không cần lôi kéo khán giả về phía mình. Dẫu sao thì hai cái yếu tố trên vẫn có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với nhau hơn ta tưởng. Với những hãng phim thì họ nhìn nhận điện ảnh dưới một con mắt khác: một ngành công nghiệp. Và đã là một ngành công nghiệp lành mạnh thì phải cân bằng và dung hòa được hai yếu tố trên, phải công nghiệp hóa và chuyên nghiệp hóa đến từng khâu nhỏ nhất để giảm thiểu chi phí sản xuất và mang lại lợi nhuận tối đa. Hiện thực kinh doanh là thế: đồng tiền trên hết. Khi xem xét đến việc đầu tư cho một dự án, hệ số thu nhập trên đầu tư bao giờ cũng đè bẹp sự sáng tạo hoặc việc cân nhắc đến trải nghiệm của khán giả.

Nhưng không thể phủ nhận lợi ích mà phim thương mại mang lại: nó bơm tiền cho các dự án phim nghệ thuật ít lãi hay lỗ là chuyện bình thường. Đó là ở đây ta không nói đến những dự án độc lập kinh phí thấp, xin tài trợ đầu tư hay các nền điện ảnh được nhà nước bảo trợ như các nước Bắc Âu chẳng hạn…

Coi ngành công nghiệp điện ảnh là nền, ta có thể giải thích được tại sao không một hãng phim, đạo diễn hoặc diễn viên nào có thể thành công nếu như họ chỉ tập trung vào sản xuất những phim mang tính đột phá hoặc chỉ sản xuất những phim trông chờ vào mấy thương hiệu nhạt nhẽo. Muốn thành công trong ngành công nghiệp điện ảnh (cũng như bao ngành công nghiệp khác), ta phải biết cân bằng cả hai. Nếu không tất sẽ bị lãng quên như một cái máy in tiền hoặc kết thúc như một kẻ làm phim lập dị và kì cục.

The Last Command (1928) – Đạo diễn: Josef von Sternberg
The Last Command (1928) – Đạo diễn: Josef von Sternberg

Xét về điện ảnh nghệ thuật thì mỗi nước đều có những nét duyên thầm khác nhau khó có thể so sánh: Anh, Mĩ, Nga (Liên Xô), Pháp, Ý, Đức, Nhật, Bắc Âu, Mỹ La tinh… chứ khi nhắc đến sự nhạy bén trong kinh doanh thì khó có cái tên nào trong số trên có thể qua mặt được Mỹ – đất nước của những cái đầu nhạy, tinh và thức thời đến thực dụng. Mỹ đã và đang duy trì được vị trí thị trường xuất khẩu phim lớn số một thế giới. Cũng chẳng phải chuyện gì mới khi từ trước chiến tranh Thế giới thứ nhất Mỹ đã khẳng định được vị trí áp đảo đó của mình. Ngay trong bản thân nước Mỹ cán cân điện ảnh cũng ngả hẳn sang phía Tây: Hollywood.

Các bộ phim của Hollywood ngay từ giai đoạn đầu đã rất chịu khó chăm chút về phối cảnh, trang phục, đạo cụ. Nội dung phong phú hấp dẫn khán giả đại chúng. Hệ thống quảng bá, phân phối phim rộng rãi và hiệu quả. Các bộ phim quy tụ nhiều ngôi sao. Và điều quan trọng nhất, điều các nước khác không có chính là sự thức thời của người Mỹ: cái gì không mua được, không làm được bằng tiền thì có thể mua bằng rất nhiều tiền. Hollywood không tiếc tiền đãi ngộ, mời các đạo diễn, diễn viên có tài của châu Âu hay liên tục mua bản quyền các chế tác, phát kiến, sáng tạo mới về kỹ thuật điện ảnh…

vf

Tất nhiên là phần còn lại của điện ảnh thế giới vẫn sống tốt sống khỏe. Một bộ phận thì học theo Hollywood và có những tên tuổi khác vẫn trung thành với bản sắc của mình, phục vụ một tầng lớp khán giả tận tụy và trung thành – những người không thấy thỏa mãn, chưa thấy đủ từ Hollywood. Để nói và phân tích hết các sắc thái của những tên tuổi trên thì có lẽ là bất khả thi, dù có viết dài bao nhiêu cũng là không đủ nên bài viết này chỉ là một cái nhìn cực kì ngắn gọn và tóm lược nhất về thời khắc bình minh của điện ảnh cho đến nay qua ba giai đoạn lớn: giai đoạn phim câm từ năm 1895 đến năm 1930, giai đoạn phim có tiếng từ năm 1930 đến 1960 và giai đoạn điện ảnh cận đại từ năm 1960 cho đến ngày nay.

Không ai biết chính xác có bao nhiêu bộ phim được sản xuất trong giai đoạn phim câm nhưng theo nhiều nguồn dự đoán thì con số này nằm trong khoảng 120,000 đến 150,000 đầu phim – trong số đó chỉ 20,000 đến 50,000 phim còn tồn tại và được lưu trữ. Đáng tiếc là do bảo quản và lưu trữ không tốt (nếu không sao lưu sang định đạng kĩ thuật số thì nhiều loại phim âm bản có thể hỏng rất nhanh, thậm chí là mất màu, bong lớp phủ chỉ sau vài trăm lần chiếu) nên nhiều tác phẩm có giá trị đã thất truyền hay hỏng hóc gần như không thể phục chế. Con số 150,000 cho thấy trong vòng 20 năm từ 1895 đến 1915 điện ảnh đã phát triển mạnh mẽ như thế nào – trở thành một ngành công nghiệp vững chắc, giàu lợi nhuận: Edison ở Mỹ, anh em nhà Lumierè ở Pháp, Max Skladanowsky ở Đức hay William Friese-Greene ở Anh…

The Emperor Jones (1933) – Đạo diễn: Dudley Murphy
The Emperor Jones (1933) – Đạo diễn: Dudley Murphy

Sự ra đời của điện ảnh không bắt nguồn từ một sự kiện cá biệt cụ thể nào mà cũng không một sự kiện riêng rẽ nào có đủ sức mạnh để khai sinh ra một loại hình giải trí mới. Nó là kết quả, thành tựu của cả một quá trình thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển lâu dài một cách đều đặn.

Không phải Laterna Magica (một loại máy chiếu hình thô sơ được phát minh bởi Athanasius Kircher và Christiaan Huygens vào thế kỉ XVII), không phải loại hình nhà hát “Phantasmagoria” của Étienne-Gaspard Robert, cũng không phải phát minh ra máy chiếu phim của Edison hay buổi chiếu phim đầu tiên trước công chúng của anh em nhà Lumière… (Thực ra Edison không phải là người phát minh ra máy chiếu, có một ngày một người bạn mang một chiếc máy chiếu hình thô sơ chưa hoàn thiện cho Edison và ông đã cải thiện, hoàn chỉnh nó thành một máy chiếu phim đơn giản tên là Kinematoscope. Sau đó Edison còn bỏ ra nhiều năm nữa mới hoàn thiện được máy quay phim, máy chiếu phim và thậm chí xây cả phim trường cho riêng mình…). Hay sự ra đời của phim âm bản, phim màu, tiếng động,

Những sự kiện tưởng chừng rời rạc đó lại cùng kết nối với nhau để góp phần vào sự phát triển vượt bậc của điện ảnh những năm đầu thế kỷ XX. Có tìm hiểu mới thấy điện ảnh không chỉ thú vị trên góc độ nghệ thuật mà còn gây hứng thú trong cả lịch sử, kỹ thuật, chính trị, kinh doanh… ở một phạm vi nhất định. Tôi hy vọng rằng thông qua những bài viết dạng này sẽ ngày càng có nhiều người yêu thích phim cổ, phim cũ và có thêm đam mê tìm hiểu về điện ảnh một cách chỉn chu hơn. Vì điện ảnh nó không chỉ là một thứ giải trí cho qua ngày, cần gì phải suy nghĩ cho mệt như nhiều người nói.

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.