Năm 1910, nữ nhà văn Constance Lytton, kiêm một nhà hoạt động nhân quyền người Anh cải trang thành một phụ nữ tầng lớp hạ lưu tên Jane Watson để tới Liverpool điều tra về việc nữ tù nhân bị đối xử thiếu nhân tính và bị bắt vào tù do liên quan đến việc ném đá một thành viên quốc hội. Ở đây bà bị bắt lao động khổ sai và bị cưỡng ăn trong 14 ngày. Hàng ngày bốn nữ giám ngục giữ chặt tay, chân và đầu Lytton – một người khác nhét khóa miệng bằng sắt vào mồm Lytton, kéo dây thật chặt để kéo banh hàm ra và đổ thức ăn thẳng vào họng Lytton. Đau đớn khiến Lytton nôn hết thức ăn ra ngoài ngay lập tức và bà bị quẳng đấy nằm cho cả đêm với quần áo đầu tóc ướt sũng như chuột. Nhưng cho đến khi ra tù, câu duy nhất Contansce Lytton nói là, “Tôi không đầu hàng.”
Đấy là nữ quyền ngày xưa. Còn nữ quyền ngày nay, biết nói thế nào nhỉ, họ sẵn sàng lột sạch đồ vì những nguyên nhân lố bịch. Người ta nói, “Đằng sau mỗi người đàn ông thành công có bóng dáng của một phụ nữ” – ngẫm nghĩ cho kỹ thì không chỉ sau mỗi người đàn ông mà đằng sau mỗi một đất nước giàu mạnh là hàng triệu người phụ nữ độc lập tự chủ. Tôi nghĩ bình đẳng giới là bản thân chúng ta có quyền làm những gì mình muốn mà không liên quan đến giới tính, là cân bằng mọi đặc quyền và trách nhiệm của cả nam và nữ. Bình đẳng giới là nữ cũng có thể mạnh mẽ, nam cũng có thể yếu mềm miễn là họ thích. Đó mới là thứ bình đẳng giới chúng ta cần hướng đến chứ không phải nhiều phong trào nữ quyền ngớ ngẩn như bay giờ.
Năm 1942, chính quyền Mỹ giới thiệu tấm áp-phích “We Can Do It!” (Chúng ta làm được!) với hình ảnh một nhân vật hư cấu được đặt tên là Rosie The Riveter/Rosie cô thợ tán đinh. Cánh tay trần cơ bắp và vẻ ngoài quyết đoán, mạnh mẽ của Rosie đã cổ vũ chị em phụ nữ Hoa Kỳ bước ra khỏi nhà bếp, dẹp bỏ sự kỳ thị và chèn ép giới tính để tiến tới các nhà máy thay thế những người đàn ông đang phục vụ trong quân đội trong Thế chiến thứ II. Hàng triệu người phụ nữ chân yếu tay mềm trước không có kiến thức gì về khoa học, kỹ thuật đã trở thành những Rosie đời thật cứng cỏi, mạnh mẽ và mở đường cho phái đẹp thống lĩnh thị trường lao động.
Có nhiều nhân vật hư cấu nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người và trở thành những biểu tượng văn hóa đại chúng như ông già Noel, búp bê Barbie… Nữ thợ tán đinh Rosie cũng vậy – có thể cái tên này không thực sự được biết đến rộng rãi, nhưng hình ảnh về cô gái này thì hầu như ở Mỹ ai cũng biết. Là biểu tượng cho nền văn hóa Mỹ, không chỉ có tác động mạnh mẽ vào thời điểm ra mắt lần đầu trên bìa báo Saturday Evening Post giúp người Mỹ trở nên mạnh mẽ và nó còn trở thành một biểu tượng bất tử của nữ quyền mãi hàng chục năm sau này, mở đường cho nhiều phong trào sau này.
Chỉ trong vòng chưa đến một năm ngắn ngủi, số lượng phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất, lao động chính tăng lên chóng mặt. Họ tham gia vào đủ các lĩnh vực nghề nghiệp mà khi đó vốn được mặc định dành cho đàn ông như lái xe, thợ máy, quản lý, sản xuất vũ khí, vận tải, nông nghiệp, nhà máy gỗ…
Rosie trở thành biểu tượng của người phụ nữ có thể làm được mọi chuyện. Cô ấy đã chứng minh được vẻ đẹp của sức mạnh.
Khoan vách ngăn bên hông cho máy bay vận tải ở một nhà máy sản xuất máy bay của tập đoàn Consolidated Aircraft (thành lập năm 1923) ở Fort Worth, Texas. Ảnh: Hollem, Howard R.Irma Lee McElroy đang sơn huy hiệu không quân Hoa Kỳ lên cánh máy bay. Ảnh chụp tháng Tám năm 1942 ở thành phố Corpus Christi, Texas.Virginia Davis đang được huấn luyện để thế chỗ công việc của chồng ở một căn cứ quân sự ở Corpus Christi, Texas, 1942.Người phụ nữ này đang hoàn thiện một chiếc bình xăng tự vá (có khả năng chống chảy xăng ra khi bị trúng đạn) ở công ty Goodyear Tire and Rubber Co (thành lập năm 1898), Ohio, 1941.Lắp ráp một phần gờ trước có tác dụng giữ thăng bằng cho cánh máy bay ở hãng North American Aviation (thành lập 1928), xưởng Inglewood, California, 1942.Một kỹ thuật viên của công ty sản xuất máy bay Douglas Aircraft (được James Smith McDonnell và Donald Wills Douglas thành lập năm 1921) ở Long Beach, 1942.Lắp ráp buồng dành cho pháo thủ của máy bay ném bom B-17F ở công ty Douglas Aircraft, 1942.Lắp ráp động cơ của máy bay ở hãng Douglas Aircraft, 1942.Khoan vách ngăn bên hông cho máy bay vận tải ở một nhà máy sản xuất máy bay của tập đoàn Consolidated Aircraft (thành lập năm 1923) ở Fort Worth, Texas. Ảnh: Alfred PalmerChuẩn bị các miếng kim loại để cho qua máy ép thủy lực ở công tyNorth American Aviation. 1942. Ảnh: Alfred PalmerHai người phụ nữ đang sản xuất một chiếc máy bay ném bom ở công ty Douglas Aircraft, Long Beach, California 1942.Một “Rosie” đời thật đang lắp ráp một chiếc máy bay ném bom A-31 Vengeance, Nashville, TN 1943. Đây là một loại máy bay ném bom bổ nhào của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới II, do hãng Vultee Aircraft chế tạo. Vengeance không được các đơn vị của Hoa Kỳ sử dụng trong chiến đấu, tuy nhiên nó lại được trang bị cho không quân Hoàng gia Anh, Không quân Hoàng gia Australia và Không quân Ấn Độ ở Chiến trường Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương. Nó tiếp tục được sử dụng làm máy bay kéo bia bay cho đến năm 1945.Ảnh: Bransby, David. Một nữ công nhân đang kiểm tra các mối nối điện tử ở công ty máy bay Vega Aircraft, Burbank, Calif. Tháng Sáu, 1942.Ảnh: Palmer, Alfred. Nữ nhân công đang tán đinh cho một chiếc máy bay ném bom hạng nhẹ A-20 ở công ty Douglas Aircraft, Long Beach, Calif. Tháng Mười, 1942.Ảnh: Palmer, Alfred T. Những người chị, người mẹ, người vợ Mỹ ngày đêm làm việc ở các công ty như Douglas Aircraft, đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo ra máy bay cho những người đàn ông ngoài chiến trận. Ở xưởng Long Beach, Calif nhiều mẫu máy bay đã được ra đời như máy bay ném bom hạng nặng B-17F (“Flying Fortress”), máy bay ném bom hạng nhẹ A-20 (“Havoc”) hay máy bay vận tải hạng nặng C-47. Tháng Mười, 1942.Ảnh: Palmer, Alfred T. Phụ nữ được huấn luyện để trở thành thợ cơ khí ở Douglas Aircraft Company, Long Beach, Calif. Tháng Mười, 1942.Ảnh: Palmer, Alfred T. Lắp ráp động cơ máy bay là một ngành cơ khí đòi hỏi sự chính xác cực cao.Ảnh: Palmer, Alfred T. Lắp ráp tường lửa (bộ phận ngăn cách động cơ với người lái ở ô-tô/máy bay) của một chiếc máy bay ném bom B-25 ở công ty North American, xưởng Inglewood, Calif.Ảnh: Delano, Jack. Phụ nữ lau chùi chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước Victorian Railways H class (được sử dụng từ năm 1941 đến 1958), Clinton, Iowa. Tháng Tư, 1943.Ảnh: Delano, Jack. Chụp Dorothy Lucke, nữ công nhân lau chùi đầu máy ở một nhà kho xe lửa, Clinton, Iowa. Tháng Tư, 1943Ảnh: Hollem, Howard R. Vốn từng là một nhà điêu khắc và thiết kế gạch, Dorothy Cole biến tầng hầm nhà mình thành một xưởng chế tạo kim truyền máu cho hãng Baxter. Tháng Mười, 1942Ảnh: Palmer, Alfred T. Nashville vốn là nơi chế tạo bộ phận giữ thăng bằng cho cánh của máy bay ném bom lộn nhào Vultee “Vengeance”, Tennessee. Chiếc “Vengeance” (A-31) ban đầu được sản xuất cho người Pháp, và sau đó là cả Không quân hoàng gia Anh và Không quân Mỹ. Một động cơ, cánh thấp, có khả năng chở hai phi công và sáu súng máy.Ảnh: Palmer, Alfred T. Nắp đậy máy cho động cơ của máy bay ném bom B-25 được lắp ráp ở công ty North American Aviation, xưởng Inglewood, Calif.Ảnh: Palmer, Alfred T. Khung máy hạ cánh cho chiếc máy bay chiến đấu P-51 nhìn qua thì rất giống đại bác. Xưởng Inglewood, Calif. Tháng Mười, 1942.Ảnh: Palmer, Alfred T. Hai phụ nữ đang lắp ráp một phần cánh cho máy bay chiến đấu P-51.Ảnh: Delano, Jack. Phụ nữ làm việc ở nhà kho chứa đầu máy xe lửa đang nghỉ trưa, Clinton, Iowa.Ảnh: Palmer, Alfred T. Động cơ máy bay ở công ty North American Aviation, xưởng Calif.Ảnh: Hollem, Howard R.Ảnh: Hollem, Howard R. Sản xuất thùng moóc chở xăng cho Không quân Mỹ ở Milwaukee, Wisconsin. Người trong ảnh là Elizabeth Little, 30 tuổi, có hai con. Chồng cô là nông dân.Hollem, Howard R.,, photographer. Lucile Mazurek, 29 tuổi, từng là một người phụ nữ ở nhà làm nội trợ. Chồng cô khi đó đang đi lính. Cô đang lắp ráp đèn báo hiệu xi-nhan cho các xe mooc chở nhiên liệu, Milwaukee, Wisconsin.Ảnh: Hollem, Howard R. Cô gái đang mài các bộ phận nhỏ của súng máy.Ảnh: Hollem, Howard R.Ảnh: Hollem, Howard R. Tiện các bộ phận cho máy bay vận tải ở tập đoàn sản xuất máy bay Consolidated Aircraft, Fort Worth, Texas.Ảnh: Hollem, Howard R. Sản xuất máy bay ném bom B-24 và máy bay vận tải C-87, Fort Worth, Texas.Ảnh: Hollem, Howard R. Bên trong thân của chiếc máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator (Người giải phóng). Đây là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ Hoa Kỳ do hãng Consolidated Aircraft chế tạo và được sản xuất với số lượng nhiều hơn bất kỳ kiểu máy bay quân sự Mỹ nào khác trong Thế Chiến II và vẫn đang giữ kỷ lục là kiểu máy bay Mỹ sản xuất nhiều nhất. Trong chiến tranh nó được mọi binh chủng sử dụng, tham gia tại các Mặt trận Tây Âu, Thái Bình Dương, Bắc Phi và Trung Đông.Ảnh: Hollem, Howard R. Nữ thợ tán đinh Bowen và nữ giám sát Olsen, căn cứ không quân Corpus Christi, Texas.Ảnh: Hollem, Howard R., Chụp ở bộ phận lắp ráp và sửa chữa của căn cứ không quân Corpus Christi, Texas.Ảnh: Hollem, Howard R. Phần đuôi của chiếc máy bay vận tải C-87, tập đoàn Consolidated Aircraft, Fort Worth, Texas.Ảnh: Hollem, Howard R. Eloise J. Ellis, nữ quản lý cấp cao của phòng lắp ráp và sửa chữa máy bay ở căn cứ không quân Corpus Christi, Texas. Người đẩy mạnh các phong trào nữ quyền bằng việc sắp xếp chỗ ở và tư vấn tâm lý cho các nữ công nhân ở xa nhà.Nữ tán đinh Virginia Davis đang hướng dẫn nam thực tập sinh Chas Potter, Michigan, Corpus Christi, Texas.Doris Duke làm việc ở căn cứ không quân Corpus Christi, Texas.Thợ máy Mary Josephine Farley đang lắp ráp một động cơ Wright Whirlwind, căn cứ không quân Corpus Christi, Texas.Lắp ráp khoang lái cho pháo thủ của máy bay ném bom B-17F, tập đoàn Douglas Aircraft, 1942.Một tổng đài điện thoại ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ.Công ty len Hoa Kỳ, Boston.Sản xuất súng bắn pháo hiệu.Turkey Pond, gần Concord, New Hampshire. Barbara Webber, một phụ nữ 21 tuổi làm việc ở nhà máy cưa.Norma Webber, 18 tuổi thú nhận rằng cô thích làm việc ở nhà máy cưa hơn là xưởng giặt là vì tuy công việc này nặng nhọc, nó bớt nhàm chán đến phát điên như ở kia.Vào thời điểm chụp ảnh thì chỉ có 20% công nhân của tập đoàn North American Aviatio là nữ, nhưng chỉ một năm sau con số đó đã lên đến 80%.Nhà máy sản xuất giày.Hai phụ nữ đang chạy máy hàn đơn điểm ở một trong những tòa nhà một tầng lớn nhất thế giới ở Willow Run, Michigan của hãng Ford.Picayune, Mississippi.Sản xuất vỏ đạn .50 cal.Công ty điện Dante, Bantam, Connecticut.Bryn Mawr, Pennsylvania. Helen Joyce là một trong rất nhiều phụ nữ làm việc cho công ty sữa Supplee-Wills-Jones Milk.Xưởng sản xuất Boeing, Seattle, Washington.Một trong những vai trò lớn nhất của phụ nữ khi đó là làm y tá, trong đó có chiến dịch đào tạo 100,000 nữ y tá của Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ.Xưởng đóng tàu Bethlehem-Fairfield, Baltimore, Maryland. Hai người phụ nữ đang gạt bỏ những mối hàn thừa.
Sản xuất máy bay Vultee BT-13 Valiant. Đây là một loại máy bay huấn luyện cơ bản của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới II, do hãng Vultee Aircraft chế tạo. Nó được trang bị cho Không quân Hoa Kỳ.
Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.