Mưa, buồn và nơi ẩm ướt nhất thế giới

House Head of Photography

s_c09_eghala05

Hôm nay tôi ra khỏi nhà lúc bảy giờ mười hai phút sáng. Mỗi tuần chỉ có hai ba ngày tôi phải ra ngoài sớm như vậy vì thật lòng mà nói, tôi không ưa dậy sớm nhất là vào lúc thời tiết ẩm ương đang chuyển từ “hè” mùa sang đông lạnh lẽo. Bất chấp ánh nắng nhẹ tênh và mờ đục như đang chiếu qua khung cửa sổ buông rèm trắng, cái không khí đặc quánh bởi những tàn dư của sương đêm chạm vào từng lỗ chân lông khiến tôi cảm nhận được mùa đông, mùa ẩm ướt đã thực sự đến sát bên mình. Mùa đông thứ bảy của tôi ở nước Đức. Hay tám? Chẳng quan trọng, dù có là năm nào thì mùa đông châu Âu cũng vẫn không hề dễ chịu – nỗi niềm than phiền của những kẻ rửng mỡ sống ở thế giới thứ nhất.

Bầu trời lúc này xám xịt một màu như thể có ai quẹt một đường sơn xám rẻ tiền thẳng băng lên trên đó. Phẳng lì. Không hình khối. Cái thứ màu xám đục vô hồn mà dù ta có nhìn vào nó bao lâu cũng không nghĩ ra nổi một thứ xúc cảm tích cực nào. Nhưng nói chung tôi cũng không có gì để phàn nàn về thời tiết của thành phố này. Chẳng phải quá đặc sắc gì nhưng ít nhất nó không đáng sợ như cái nơi trong bài viết này. Hơn nữa mọi thứ có thể đoán trước, mưa nắng gió chẳng g tùy tiện đột nhiên đến rồi lại đi một cách đáng ghét.

Làng Mawsynram, nơi có lượng mưa hàng năm (giáng thủy) cao nhất thế giới. Tọa lạc trên đỉnh đổi Khasi ở Đông Bắc Ấn Độ, trung bình hàng năm có 11,860mm nước trút xuống nơi đây. (So sánh: Sydney là 960mm, New York 1524mm, Việt Nam từ 1500 đến 2000mm tùy miền). Nguyên nhân là do các dòng đối lưu bốc hơi nóng từ khu vực châu thổ ngập nước từ Bangladesh tích tụ ngày càng nhiều nước hơn khi di chuyển về phương Nam. Khi gặp phải những đường dốc thẳng đứng ở đây, để đi qua các vùng chênh lệch áp suất rất hẹp, các đám mây bị bóp và nén chặt lại giống như ta bóp một miếng giẻ rửa bát và mưa là điều tất yếu.
Làng Mawsynram, nơi có lượng mưa hàng năm (giáng thủy) cao nhất thế giới. Tọa lạc trên đỉnh đổi Khasi ở Đông Bắc Ấn Độ, trung bình hàng năm có 11,860mm nước trút xuống nơi đây. (So sánh: Sydney 960mm, New York 1524mm, Việt Nam từ 1500 đến 2000mm tùy miền). Nguyên nhân là do các dòng đối lưu mùa hè bốc hơi từ khu vực châu thổ ngập nước từ Bangladesh tích tụ ngày càng nhiều nước hơn khi di chuyển về phương Bắc. Khi gặp phải những đường dốc thẳng đứng ở đây, để lách qua các vùng chênh lệch áp suất rất hẹp, các đám mây bị bóp và nén chặt lại giống như ta bóp một miếng giẻ rửa bát và mưa quanh năm suốt tháng là điều tất yếu.

Tôi nghĩ đến mưa và những cảm xúc mà nó có khả năng khuấy động lòng người. Một người bạn của tôi mỗi khi trời mưa chỉ thích ở nhà làm việc gì đấy thật lãng mạn với một ai đó đặc biệt. Có người lại thích lao đầu vào nấu gì ấm nóng cho gia đình dù bình thường chẳng quá mặn mà bếp núc. Bản thân tôi thích bật Nocturnes của Chopin dưới phím đàn của Claudio Arrau rồi nằm đọc sách hoặc xem phim cổ khi trời mưa, tận hưởng sự lười biếng – vào nhiều thời điểm thì đây quả là một sự xa hoa hiếm thấy. Nhưng nhiều người khác thì thấy buồn vô cớ. Tôi chỉ thấy buồn giống mưa một điểm chung rõ ràng nhất: một khi đã mưa thì hãy cứ để nó mưa. Hết mưa trời sẽ tạnh, trong khoảng thời gian đấy ta có làm gì cũng vô ích. Dù sao thì với tôi mưa một hai ngày cũng không sao, nhưng mưa quanh năm ngày tháng như trút nước ở ngôi làng Mawsynram thì thật khó tưởng tượng nổi nó sẽ tác động như nào đến con người. Dĩ nhiên khía cạnh khoa học thời tiết lúc nào cũng rất thú vị rồi, nhưng tôi cũng khá quan tâm tới yếu tố tâm lý con người khi sống trong những môi trường mà tinh thần bị thử thách cực hạn như vậy.

Tại sao trời mưa lại có thể làm chúng ta buồn được nhỉ?

Chắc hẳn bạn đang nghĩ họ đang đội thuyền hay thúng gì đó nhưng không phải, đây là loại ô truyền thống của người Khasi ở Mawsynram tên là Knups. Nó có hai tiện ích đặc biệt: giải phóng đôi tay để họ làm việc và chống lại được những cơn gió mạnh quất xối xả khi có mưa bão.
Chắc hẳn bạn đang nghĩ họ đang đội thuyền hay thúng gì đó nhưng không phải, đây là loại ô truyền thống của người Khasi ở Mawsynram tên là Knups, làm từ tre và lá chuối. Nó có hai tiện ích đặc biệt: giải phóng đôi tay để họ làm việc và chống lại được những cơn gió mạnh quất xối xả khi có mưa bão.

Tôi từng đọc có một nghiên cứu tâm lý khoa học về 43 người được yêu cầu ghi chép nhật ký tỉ mỉ về giấc ngủ của họ trong 105 ngày. Sau khi kiểm tra chéo với số liệu thời tiết 105 ngày ấy, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng thời tiết càng đẹp (tức là áp suất khí quyển càng cao) thì người ta càng ngủ ngon giấc và ít cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ hơn. Ngoài ra những ngày mưa âm u, sự thiếu vắng ánh sáng mặt trời cũng làm giảm serotonin tiết ra trong não.

Trích nguồn nào đó chẳng nhớ:
“Serotonin là một chất được sản sinh ra trong não giúp điều tiết chỉ số cảm xúc cho mỗi người. Thân nhiệt, giấc ngủ, sự giận dữ, thèm ăn lẫn những ham muốn khác đều bị lệ thuộc vào chất dẫn truyền thần kinh này. Một nhóm chuyên gia cho rằng serotonin trong não có khả năng giữ cho cảm giác thăng bằng và thư giãn. Cũng theo một nguồn nghiên cứu khác, khi mức serotonin bị hạ thấp hoặc mất đi, con người sẽ phải lần lượt chịu đựng những cấp độ cảm xúc từ bực bội, lo âu rồi đến trầm cảm.”

Những người bị trầm cảm theo mùa thường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi serotonin nặng hơn những người bình thường khác. Nghe cũng hợp lý phải không?

Trạm khí tượng ở Mawsynram. Các thông số được đo và chép tay hàng tháng một cách thủ công - cuối năm nay một hệ thống kỹ thuật số tự động hóa sẽ được lắp đặt thay cho cái trạm cũ kỹ này.
Trạm khí tượng ở Mawsynram. Các thông số được đo và chép tay hàng tháng một cách thủ công – cuối năm nay một hệ thống kỹ thuật số tự động hóa sẽ được lắp đặt thay cho cái trạm cũ kỹ này.

Hẳn là có tác động về sinh lý thật nhưng tôi nghĩ những điều trên cũng chỉ đúng một phần vì nếu ta đổ tại tất cả do yếu tố khách quan thì những người dân sống ở làng Mawsynram này phải có cuộc đời buồn bã, trầm cảm kinh khủng lắm. Gì thì gì họ cũng chịu mưa gấp 10-20 lần người khác cơ mà. Nhưng chẳng có báo cáo nào về sự bất thường này, họ vẫn sống lành mạnh và bình thường như bao ngôi làng trên thế giới khác.

Hiện thực đôi khi chẳng thật và ảo giác không ảo như ta vốn nghĩ – tất cả những gì chúng ta nhận thức được từ thế giới bên ngoài đều chỉ là những xung điện thần kinh, ta muốn nghĩ gì thì nó sẽ trở thành hiện thực. Đôi khi cái đau buồn ta cảm nhận chỉ là những tín hiệu truyền đến một trung khu não bộ nhất định chứ chẳng có ý nghĩa gì, và đó là lúc ta phải dựa vào bản năng để vượt qua những cảm xúc tự cảm ấy. Nhưng cái bản năng loài người không vẩn đục thuở nguyên sơ đã bị bào mòn và đẽo gọt cho phù hợp với những nền văn minh mỗi thời kỳ đã mất lâu rồi. Ví dụ thế kỷ XXI chúng ta phải đi làm thứ Hai nên sẽ có nỗi buồn Chủ nhật, nhưng giả sử sau một trăm năm nữa khoa học phát triển, con người chỉ phải đi làm bốn ngày một tuần từ thứ Ba đến thứ Sáu thì lúc đấy sẽ chẳng còn tồn tại nỗi buồn chiều Chủ nhật nữa mà chuyển thành nỗi buồn chiều thứ Hai!

Cổng vào làng Mawsynram. Giống như các ngôi làng khác ở vùng Meghalaya, ở đây chỉ có người Khasi sinh sống. Khasi là một dân tộc thiểu số với 1.2 triệu dân ở Ấn Độ.
Cổng vào làng Mawsynram. Giống như các ngôi làng khác ở vùng Meghalaya, ở đây chỉ có người Khasi sinh sống. Khasi là một dân tộc thiểu số với 1.2 triệu dân ở Ấn Độ.

Nhiếp ảnh gia Amos Chapple một lần nữa mang đến cho chúng ta những hình ảnh độc đáo từ khắp mọi nơi trên trái đất. Và lần này là ngôi làng ẩm ướt nhất thế giới – một vũ trụ rất riêng của người Khasi với những quy tắc và luật lệ của riêng họ để có thể tồn tại và sống còn ở cái nơi như ở bên rìa thế giới này. Những chiếc ô Knups từ tre không cần dùng tay, cửa kính trong nhà cách âm nếu không muốn bị suy giảm thính lực do nghe tiếng mưa sau một thời gian dài, những cây cầu giữa rừng già làm từ rễ cây cao su để tránh mục nát dưới độ ẩm cao khủng khiếp của gió mùa, những mái nhà thường xuyên phải sửa chữa và đắp thêm những đống cỏ dày để giảm tiếng ồn… Họ vẫn lạc quan tếu rằng ở đây có hai mùa: mùa mưa và mùa sửa mái nhà.

Có thể cách đây 30 năm cuộc sống ở Mawsynram thật sự là một cơn ác mộng tưởng không bao giờ chấm hết khi không có đường xá, điện nước và nhiều thứ khác. Nhưng rồi thời gian đã thay đổi tất cả, những người dân ở đây giờ đa phần đều sống vui vẻ, yêu nơi này và không có ý định chuyển đi nơi khác. Vì mưa cũng như nỗi buồn, một khi nó đã xảy ra thì làm gì cũng vô ích. Chấp nhận nó như một phần của cơ thể mình rồi mưa sẽ tạnh, trời lại trở nên bình yên.

Chỉ trong hai tháng cao điểm mùa mưa là tháng Sáu và Bảy, tầm 5000mm nước đổ xuống ngôi làng Mawsynram (gấp đôi lượng mưa trung bình hàng năm ở Việt Nam).
Chỉ trong hai tháng cao điểm mùa mưa là tháng Sáu và Bảy, tầm 5000mm nước đổ xuống ngôi làng Mawsynram (gấp đôi lượng mưa trung bình hàng năm ở Việt Nam).
Mây như đổ thẳng đứng xuống vực ở rìa đông của ngôi làng.
Mây như đổ thẳng đứng xuống vực ở rìa đông của ngôi làng.
Dê đang trú mưa ở một trạm dừng xe bus. Dĩ nhiên trời không mưa cả ngày không ngớt nhưng vào mùa mưa thì ngày nào cũng có lúc mưa, và nặng hạt nhất là vào ban đêm.
Dê đang trú mưa ở một trạm dừng xe bus. Dĩ nhiên trời không mưa cả ngày không ngớt nhưng vào mùa mưa thì ngày nào cũng có lúc mưa, và nặng hạt nhất là vào ban đêm.
Một chàng trai 26 tuổi mang thịt tươi đến khu chợ bán. Với những người dân sống ở đây, mưa đã trở thành một phần cuộc sống, như mặt trời với chúng ta vậy. Chúng ta vẫn sẽ sống và làm việc mà chẳng bao giờ nghĩ, nếu không có nắng thì cuộc sống của mình sẽ ra sao. Cuộc sống của họ chẳng có những giây phút rảnh rang để mà nghĩ vẩn vơ về những phạm trù trừu tượng như mưa và nỗi buồn.
Một chàng trai 26 tuổi mang thịt tươi đến khu chợ bán. Với những người dân sống ở đây, mưa đã trở thành một phần cuộc sống, như mặt trời với chúng ta vậy. Chúng ta vẫn sẽ sống và làm việc mà chẳng bao giờ nghĩ, nếu không có nắng thì cuộc sống của mình sẽ ra sao. Cuộc sống của họ chẳng có những giây phút rảnh rang để mà nghĩ vẩn vơ về những phạm trù trừu tượng như mưa và nỗi buồn.
Đèn lên sớm ở một thôn ở Mawsynram.
Đèn lên sớm ở một thôn ở Mawsynram.
Một chuyên gia khí tượng đang xem sổ sách của mình.
Một chuyên gia khí tượng đang xem sổ sách của mình.
Đây là ngôi làng Cherrapunji, nằm cách làng Mawsynram 16km - và đứng thứ hai thế giới về lượng mưa trung bình hàng năm.
Ngôi làng Cherrapunji nằm cách làng Mawsynram 16km cũng không thoát khỏi cảnh tương tự khi đứng thứ hai thế giới về lượng mưa trung bình hàng năm (kém Mawsynram 100mm!).
Không thể phủ nhận lợi ích kinh tế khi những cơn mưa triền miên thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây để chiêm ngưỡng khung cảnh nơi đây.
Không thể phủ nhận lợi ích kinh tế khi những cơn mưa triền miên thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây vào mùa mưa để chiêm ngưỡng khung cảnh nơi đây, nhất là với sự phát triển của internet và thông tin kỷ hiện đại.
Mùa mưa ở Ấn Độ kéo dài từ tháng Sáu tới tháng Chín, riêng ở làng Mawsynram mùa mưa kéo dài hơn bất cứ nơi đâu trên Ấn Độ, trong thời gian này nhiệt độ ở đây thường dao động từ 10 đến 20 độ. Tiếp đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng Hai với một lượng mưa ít ỏi. Những người dân ở đây lạc quan tếu rằng mùa mưa kéo dài vẫn tốt chán vì mùa khô họ còn bị thiếu nước nghiêm trọng.
Mùa mưa ở Ấn Độ kéo dài từ tháng Sáu tới tháng Chín, riêng ở làng Mawsynram mùa mưa kéo dài hơn bất cứ nơi đâu trên Ấn Độ, trong thời gian này nhiệt độ ở đây thường dao động từ 10 đến 20 độ. Tiếp đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng Hai với một lượng mưa ít ỏi. Những người dân ở đây lạc quan tếu rằng mùa mưa kéo dài vẫn tốt chán vì mùa khô họ còn bị thiếu nước nghiêm trọng.
Mưa quanh năm ngày tháng nên đương nhiên là không có chuyện mưa thì nghỉ làm hay đi vào đâu trú tạm.
Mưa quanh năm ngày tháng nên đương nhiên là không có chuyện mưa thì nghỉ làm hay đi vào đâu trú tạm.
Các em học sinh vẫn đi học như này mỗi sáng. Ở một nơi có độ ẩm khủng khiếp như trong rừng, gỗ là thứ bị mục ruỗng nhanh nhất và trở nên không thích hợp để làm cầu. Thay vào đó người Khasi đã dùng rễ cây cao su từ hàng trăm năm nay để xây cầu.
Các em học sinh vẫn đi học như này mỗi sáng. Ở một nơi có độ ẩm khủng khiếp như trong rừng, gỗ là thứ bị mục ruỗng nhanh nhất và trở nên không thích hợp để làm cầu. Thay vào đó người Khasi đã dùng rễ cây cao su từ hàng trăm năm nay để xây cầu.
Một cây cầu mới đang được xây dựng để thay thế cái đã cũ.
Một cây cầu mới đang được xây dựng để thay thế cái đã cũ.
Những cây cầu ở đây mang lại một chút không khí siêu thực, dùng để chụp ảnh chắc hẳn sẽ đẹp kinh khủng. Lại thêm một địa điểm khiến chúng ta muốn đến trước khi chết.
Những cây cầu ở đây mang lại một chút không khí siêu thực, dùng để chụp ảnh chắc hẳn sẽ đẹp kinh khủng. Lại thêm một địa điểm khiến chúng ta muốn đến trước khi chết.
Cấu trúc khung chính của cây cầu là tre, được xoắn với rễ và tua rua của cây từng sợi một để đem lại độ chắc chắn. Sau khoảng 7, 8 năm tre sẽ mục hết nhưng lúc này rễ cây đã phát triển đủ lớn để chịu được lực của người đi qua lại. Chiếc cầu trong ảnh này hẳn đã được xây từ cách đây mấy trăm năm.
Cấu trúc khung chính của cây cầu là tre, được xoắn với rễ và tua rua của cây từng sợi một để đem lại độ chắc chắn. Sau khoảng 7, 8 năm tre sẽ mục hết nhưng lúc này rễ cây đã phát triển đủ lớn để chịu được lực của người đi qua lại. Chiếc cầu trong ảnh này hẳn đã được xây từ cách đây mấy trăm năm.

Người Khasi buộc rễ non và điều hướng để chúng mọc thành hình một cây cầu hoàn chỉnh theo năm tháng.
Người Khasi buộc rễ non và điều hướng để chúng mọc thành hình một cây cầu hoàn chỉnh theo năm tháng.

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.