Chúng tôi sau đó làm việc 15 tiếng một ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi đủ tiền rời khỏi nơi đây. Sẽ có tổng cộng 152 người trên chiếc tàu ấy, nhưng khi nhìn thấy nó, nhiều người muốn bỏ chạy. Gã buôn lậu nói những ai bỏ cuộc sẽ không được trả lại tiền. 1500$ mỗi người.
Vậy nên chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Cả khoang trên và hầm tàu đều chật kín những người, nhất là hầm tàu, người phải nằm lên người như cá hộp xếp lớp.
Sóng bắt đầu tràn lên tàu nên thuyền trưởng bảo mọi người vứt hết cả đồ đạc đi. Nhưng nước không dừng lại.
Tàu đâm phải đá ngầm, nhưng thuyền trưởng bảo không phải lo.Nước bắt đầu tràn lên tàu, nhưng thuyền trưởng vẫn bảo không phải lo.
Khi đó, tôi và chồng mình nằm ở hầm tàu và nước bắt đầu dâng cao dần. Nơi đó chật đến nỗi không ai có thể cử động một chút nào.
Những tiếng hét. Quẫy đạp.
Chúng tôi là những người sống sót cuối cùng thoát ra được, anh ấy kéo tôi ra khỏi cửa sổ.
Sau khi bơi ra ngoài, chồng tôi đưa áo phao cho một người phụ nữ khác và chúng tôi bắt đầu bơi vào bờ. Càng lâu càng tốt.
Vài tiếng sau anh ấy kêu mệt và bảo sẽ nằm quay mặt lên nằm nghỉ một chút. Trời quá tối và tôi không nhìn thấy gì trước mắt. Cả anh cũng vậy. Thế rồi một cơn sóng thật lớn kéo đến, tôi nghe tiếng anh ấy gọi vọng lại, nhưng cứ xa dần xa dần. Ký ức cuối cùng tôi còn nhớ được là có người tìm thấy mình. Nhưng còn anh ấy, họ không bao giờ tìm thấy.”
Tôi đọc những dòng ấy trên chuyến tàu đi Münster đầu tuần này.
Khi còn 15 phút nữa đến nơi thì cả tàu nhận được thông báo đường ray hỏng. Hơn 100 hành khách phải xuống tàu đứng chờ xe bus thay thế giữa tiết trời lành lạnh 10 độ C của mùa thu.
Nửa tiếng, một tiếng rồi một tiếng rưỡi trôi qua vẫn không có chuyến xe nào đến. Trong khi đó tàu mới vẫn tiếp tục đổ về không ngừng, 120, 150, 200. Hơn 200 con người chờ đợi trong bực bội và cáu bẳn, nhất là khi họ đã quen cuộc sống thoải mái với vô vàn sự tiện lợi và nhanh chóng của đất nước này.
Sau hơn hai tiếng tưởng chừng dài dằng dẵng, chuyến bus điều động đầu tiên cũng đến, một chiếc xe be bé chỉ đủ chỗ cho hơn 50 người – người ta không biết bao giờ chiếc thứ hai mới được gọi. Lúc này đây, dù hơn 3/4 đám đông là người Đức, họ cũng đứng tràn ra đường chắn giao thông, chen chúc, la hét, xô đẩy để mong kiếm một chỗ trên xe như ai hết.
Nếu tôi chụp một bức ảnh vào thời điểm ấy và chú thích, “Người tị nạn tranh giành chỗ trên xe bus vào biên giới Đức” – hẳn nhiều người trên mạng đã có dịp được chửi rủa và xả cái phần con trong chính mình ra.
Hãy tưởng tượng những con người trên, nếu họ sinh ra trong một đất nước đói nghèo, chiến tranh và sau khi vượt một quãng đường dài cận kề cái chết để đến được một vùng đất tốt đẹp hơn với hy vọng đổi đời, kiếm sự bình an, thì những con người này liệu có khác những người tị nạn?
Tôi nghĩ, khi bị đẩy vào lúc nguy cấp khốn khó khổ sở nhất, bản chất con người ai cũng như nhau. Đừng vì mình có xuất phát điểm và điều kiện sống tươi đẹp hơn người khác mà tự cho rằng mình tốt hơn hay mạng mình đáng giá hơn. Nhất là khi đọc và nghe những điều lạnh lùng vô cảm từ những con người đang được sống ở một đất nước khác, thừa hưởng mọi điều kiện sung sướng nhờ chính những chính sách nhân đạo của nước bản địa!
Tôi tự hỏi, đến bao giờ chúng ta mới nhận ra, tất cả đều là con người, là đồng loại, bất chấp màu da, dân tộc, tôn giáo, giới tính? Rằng cuộc khủng hoảng và những tranh cãi nảy lửa ở châu Âu là một sự nhục nhã ghê tởm – khi vấn đề không phải là những con số trong các phòng họp sáng hay định kiến lệch lạc của những con người hẹp hòi. Vấn đề là sự sống còn của những đồng loại bằng xương bằng thịt, mà liệu tôi và bạn có chắc mình sẽ không hành động như vậy khi lâm vào hoàn cảnh tương tự?
ĐÁP: Nếu bạn đã rời bỏ đất nước mình, vì lý do gì đi nữa thì liệu bạn có muốn mình và các thế hệ sau có một cuộc sống tốt đẹp nhất hay không? Tôi vẫn cho rằng quyền cơ bản nhất của con người là được lựa chọn nơi mình sống. Trái Đất này không thuộc về chúng ta hay một nhúm người quyền lực. Con người ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc và tôi chẳng thấy điều đó có gì sai trái cả. Sao anh phải đi du học Đức hay Mỹ làm gì, đi học mấy nước khá hơn nền giáo dục nước nhà là đủ rồi? Sao anh không ở nông thôn miền núi đi, đổ về thành phố làm gì? Bạn có chắc mình có quyền đặt những câu hỏi đó?
Hai, Thổ Nhĩ Kỳ đang chứa chấp 1.9 triệu người tị nạn – nhưng về cơ bản, sự có mặt của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ là bất hợp pháp vì nước này không ký công ước Geneva về chính sách tị nạn. Công ước đó bạn có thể đọc tiếng Anh ở đây. Thay vào đó, Thổ chỉ đồng ý cho những người tị nạn một nơi trú ẩn tạm thời với điều kiện họ sẽ rời đi. Thêm nữa, tình trạng các trại tập trung tị nạn ở đây đang trở nên xuống cấp một cách cực kỳ tồi tệ và kinh khủng, đọc thêm ở đây vàđây.
Nhưng châu Âu sẽ quá tải người tị nạn?
Theo thống kê của UNHCR (Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn), trong năm 2015 có 60 triệu người tị nạn trên toàn thế giới, trong đó có ba triệu người tìm đến châu Âu (5% tổng số tị nạn) và dự tính hết năm 2015 sẽ có 800 nghìn người tị nạn ở Đức. Trước hết, không phải ai trong số này cũng sẽ được ở lại một cách hợp pháp.
Hai, tức là 100 người Đức thì có một người tị nạn. Những nước nhận nhiều tị nạn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ (1.6 triệu người, 75 triệu dân), Pakistan (1.5 triệu tị nạn, 182 triệu dân), Liban (1.2 triệu tị nạn, 4.4 triệu dân!), Iran (1 triệu tị nạn, 77 triệu dân), Ethiopia (660 nghìn tị nạn, 94 triệu dân), Jordan (660 nghìn tị nạn, 6 triệu dân)…. Và kinh tế những nước trên khỏi cần kể cũng biết như thế nào khi so với Đức và châu Âu, vậy thực sự ai đang quá tải? Đã bao giờ bạn tự hỏi sao truyền thông lại tập trung vào khủng hoảng ở châu Âu?
Ba, ngân sách của Đức năm 2015 là 302 tỉ Euro, trong đó dành cho vấn đề tị nạn là 10 tỉ, chiếm 3% ngân sách – một con số không hề lớn.
HỎI: Người châu Âu đã nhân đạo giúp đỡ bọn này, chúng nó còn không biết điều, thế là kiểu gì?
ĐÁP: Người tị nạn họ cần một giải pháp về nhân quyền và chính trị chứ không phải đi ăn xin. Người ăn xin cũng có lòng tự trọng của họ, vậy nên trước khi phán xét thái độ người khác hãy tìm hiểu nguyên nhân đằng sau đó. Còn nói về từ “Giúp đỡ” thì không hẳn. Từ sau Chiến tranh thế giới II, trên thế giới có tổng cộng 248 cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang, trong đó có 201 gây ra bởi Mỹ và các đồng minh! Cuộc khủng hoảng tị nạn này là hậu quả tất yếu của việc châu Âu đi theo đường lối chính trị của Mỹ (can thiệp vào nội bộ các nước khác) và bán vũ khí sang Trung Đông để kiếm bộn tiền khiến các quốc gia nơi đây liên tục bất ổn. Vậy nên nói “Giúp đỡ” là sai, châu Âu đang trả giá cho những hậu quả mình gây ra mà thôi.
4)
HỎI: Bọn tôi mất bao công sang đây học tập, lao động mới được ở lại. Thế mà bọn này tự nhiên sang lại được ở lại luôn, thế có công bằng không?
ĐÁP: Đời không công bằng nên bạn mới sinh ra ở một đất nước không có chiến tranh vào thời điểm hiện tại. Không phải bỏ của cải, gia đình để bơi qua biển, sẵn sàng chết bất cứ lúc nào để đến một nơi xa lạ. Bạn có sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình với họ không? Không bao giờ được nhìn lại quê hương, gia đình, đất nước. Những người thân có khi đã chết hết. Vượt qua hàng nghìn km cận kề cái chết để đến đây. Sống hai ba năm trong trại rồi mới gần như được bắt đầu cuộc sống một cách bình thường. Bạn đã tiếp xúc với họ chưa, trước khi phán xét?
HỎI: “Bọn tị nạn” sang đây chỉ ăn bám xã hội, làm gánh nặng cho những người đóng thuế, kéo kinh tế đi xuống?
ĐÁP: E hèm, câu hỏi trên được phát ngôn từ kha khá người Việt sống ở Đức đang trốn thuế, tìm mọi cách bòn rút có lợi cho mình hay ăn trợ cấp xã hội dù đủ sức lao động. Ngay cả nhiều người Đức cũng đang ăn bám trên hệ thống phúc lợi xã hội nơi này. Có lẽ vì họ xấu nên nhiều khi cái nhìn cũng trở nên phiến diện.
Nên nhớ rằng lợi dụng kẽ hở luật pháp thì ở đâu cũng có, không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo. Đương nhiên, trong số những người tị nạn cũng có. Và hai, những người tị nạn không đồng nghĩa với nghèo và dân trí thấp, rất nhiều người trong số họ là giáo viên, trí thức, kỹ sư, các thành phần cấp tiến trong xã hội phải bỏ xứ vì chiến tranh.
Hai, ý bạn là kéo nền kinh tế tư bản, thứ vốn đang bị giật dây bởi các tập đoàn và ngân hàng, dựa trên những cỗ máy xay thịt người đi xuống? Không dễ để ăn trợ cấp của nước Đức mãi, nhược điểm hiện nay là quá trình xét duyệt tị nạn khá lâu và trong thời gian đó họ không được đi làm – chứ không phải cứ tị nạn vào châu Âu là ăn trợ cấp mãi mãi!
HỎI: Tị nạn cái gì mà toàn thanh niên trai tráng, còn ông bà già, phụ nữ trẻ con thì ở lại? Mà trông đâu có vẻ khổ sở hay cần giúp đỡ gì đâu?
ĐÁP: Theo thống kê của UNHCR, trong số hơn bốn triệu người tị nạn Syria khắp thế giới hiện tại, có 21.8% đàn ông từ độ tuổi 18 đến 59, 23.9% phụ nữ từ độ tuổi 18 đến 69, 20.8% trẻ con từ 5 đến 11 tuổi, 12.6% thiếu niên 12 đến 17 tuổi. Đủ trả lời chưa nhỉ?
Hai, số tiền trung bình một người tị nạn Syria phải trả cho bọn buôn người là 1500€ để sang Thổ Nhĩ Kỳ/Hy Lạp rồi đa phần họ bị bỏ rơi ở đó thay vì lời hứa đưa sang châu Âu như lúc ban đầu. Với một nước nghèo như Syria, số tiền này là không nhỏ, cộng thêm quãng đường đi vượt biển vô cùng gian khổ, chưa nói đến trẻ em người già, phụ nữ đi một mình chỉ e là cũng không sống sót – vậy nên cả một gia đình thường tập trung tiền và gửi đi một người có khả năng sống sót trên đường cao nhất.
Trên tuyến đường vượt biên từ Libya đến Ý từ tháng Ba đến giờ đã có gần 3000 người chết.
Ba, chúng ta nên hiểu rõ lại định nghĩa tị nạn chiến tranh. Những người này rời bỏ đất nước vì nội chiến và khủng bố, không phải vì thoát nghèo. Họ đến từ nhiều thành phần xã hội khác nhau như tôi đã nói ở câu 5. Theo một thống kê năm 2013 trên những người tị nạn Syria ở Liban, hơn 50% trong số đó là nhân công/lực lượng lao đồng lành nghề trở lên. Và cũng đừng quên, Syria là nước có tỉ lệ người sở hữu điện thoại di động khá cao với tỉ lệ 75/100. Điện thoại là một yếu tố không thể thiếu, hơn bất cứ mọi thứ gì khác trên con đường tìm đến châu Âu. Đọc thêm ở ĐÂY.
HỎI: Bọn tị nạn sướng như tiên, sang Đức là được cho mấy nghìn, smartphone đứa nào cũng có, còn kêu khổ cái gì?
ĐÁP: Đọc lại câu 4 và câu 6.
Hiện nay truyền thông sẵn sàng làm mọi chuyện bỉ ổi để giật dây đám đông đi theo định hướng của mình. Đây là điều tôi cảm thấy vô cùng đáng sợ vào thời đại này, nhất là khi đám đông chỉ là một đàn cừu dễ bị người khác giật dây.
Khi tiếp xúc mọi thông tin trên mạng, nếu không chắc hãy kiểm tra hai lần, ba lần trước khi đi đến phát xét sai lệch. Những video phát tán sự hung hãn của người tị nạn nhưng không cho biết nguồn gốc câu chuyện ra sao chỉ với mục đích ai cũng biết là mục đích gì. Những thông tin sai lệch hay ảnh không đúng sự thật nhưng nhiều người tin sái cổ vì họ chỉ tin những gì họ muốn tin. Hiện nay Humans of New York đang có chuỗi bài về tị nạn với góc nhìn cực kỳ nhân đạo và mang tính đi sâu vào từng cá nhân, hãy đọc để có một suy nghĩ người hơn.
8)
HỎI: Nguy cơ IS trà trộn vào châu Âu!
ĐÁP: Thông tin không xác thực ngoài những tin đồn thất thiệt và những tấm ảnh vớ vẩn trên mạng được những kẻ muốn lèo lái dư luận sử dụng nhằm phục vụ mưu đồ riêng. Vấn đề này, nếu có thật – không nằm ở việc nhận tị nạn mà nằm ở việc kiểm soát và an ninh của từng quốc gia. Lực lượng kiểm soát ở biên giới các nước châu Âu cũng đã phủ nhận những thông tin này.
HỎI: Nhưng người Việt tị nạn hiền hòa, còn cái bọn Hồi này cực kỳ hung hãn!
ĐÁP:
Lại một suy nghĩ khá lệch lạc và mang tính áp đặt chủ quan. Theo nhiều nghiên cứu thì tính hung hãn nguy hiểm hay phạm tội không có liên quan và không thể vơ đũa cả nắm lên một dân tộc hay tôn giáo mà phụ thuộc vào vị trí xã hội, giáo dục, giàu nghèo và những trải nghiệm bị phân biệt chủng tộc của từng cá nhân. Nếu những cá nhân nào hay phải trải qua sự kỳ thị, chèn ép, phân biệt… thì sẽ dễ dẫn đến phản ứng hung hăng như một phản ứng tự bảo vệ chính mình.
10)
HỎI: Nhận tị nạn không phải là cách giải quyết vấn đề triệt để?
ĐÁP:
Đúng! Giải quyết vấn đề bất ổn Trung Đông mới là gốc rễ, nhưng tôi nghĩ đây là cả một câu chuyện dài phía trước. Còn hiện tại, đay là giải pháp nhân đạo nhất, nhưng cần sự phối hợp của cả thế giới. Không có gì đúng, không có gì sai, vì tất cả chúng ta đều là những kẻ thua trong cuộc chiến này.