Hậu họa Chernobyl

House Head of Photography
69_1NYC148
Nhà tình nghĩa Novinki ở Minsk (Belarus, 1997). Một cậu bé la hét khi các bạn được chơi ở ngoài.

Vụ thảm họa hạt nhân ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat (cách thủ đô Kiev của Ukraine 110 km – khi đó Ukraine còn thuộc Liên bang Xô Viết) đã gây chấn động toàn thế giới. Sai lầm trong thiết kế và điều khiển gây ra vụ nổ thổi bay cả phần nóc nặng hàng nghìn tấn của lò phản ứng số bốn, phát tán vô số bụi phóng xạ vào môi trường sống. Do không có tường chắn nên chỉ hai ngày sau, bụi phóng xạ được phát hiện ở nhiều nơi cách đó hàng nghìn cây số, chưa nói đến những người dân sống trong bán kính vài chục km quanh đó.

Hiện còn hàng trăm tấn chất phóng xạ vẫn đang nằm đâu đó trong lòng đất Chernobyl, tác động lên hệ sinh thái thực động vật và không ai dám chắc quả bom hẹn giờ sẽ phát nổ vào lúc nào. Hậu quả của thảm hoạ Chernobyl được các nhà khoa học nhận định không thể giải quyết tận gốc được. Hiện nay chính quyền các nước Nga, Ukraine, Belarus chỉ đủ sức kìm chế những tác hại và chờ thế hệ mai sau có cách giải quyết dứt điểm.

Cậu bé trong nhà tình nghĩa Novinky này luôn ở trong trạng thái hoảng sợ kéo dài.

Tự thân tai nạn đó đã là một quá khứ kinh hoàng, nhưng giống như chiến tranh, những gì nó để lại sau khi kết thúc còn đáng sợ và khủng khiếp hơn những mạng sống đã bị cướp đi ngay lúc đó do nhiễm phóng xạ cấp. Hơn hai thập kỷ sau thảm hoạ hạt nhân Chernobyl, người ta vẫn chưa nhận thức được chính xác những ảnh hưởng đầy đủ mà những người bị phơi nhiễm phóng xạ sẽ phải hứng chịu (ung thư tuyến giáp, hệ tiêu hóa, máu trắng, đột biến gen…). Theo số liệu của Liên Hợp Quốc thì có khoảng bảy triệu người bị ảnh hưởng trong đó một nửa là trẻ em. Riêng ở Belarus đã có 500,000 trẻ em là nạn nhân của vụ nổ Chernobyl.

Bộ ảnh tư liệu: “Chernobyl Legacy” của nhiếp ảnh gia Paul Fusco không chỉ mang lại cho người xem thông tin để chúng ta hiểu rõ hơn những hậu họa đáng sợ của một tai nạn thảm khốc cách đây hơn 20 năm mà đây còn là một lời cảnh tỉnh với những phát triển khoa học kỹ thuật nhân loại. Cuộc sống thật sự vẫn chưa hồi sinh nơi đây, tưởng chừng chỉ là một cơn ác mộng hãi hùng trong quá khứ nhưng nỗi đau lại rất thật và có lẽ chưa và không bao giờ chấm hết với những người dân ở đó. Họ không bao giờ quên và chúng ta cũng không được phép quên, như triết gia, nhà thơ Mỹ George Santayana đã viết: “Một nền văn minh quên đi quá khứ của mình sẽ bị kết án phải sống lại nó.”

73_1NYC159
Sau bữa sáng bọn trẻ thường rúc lại chơi đùa với nhau trên sàn đất trải thảm.

“Màu sắc, cũng giống như nét mặt, thường theo sự thay đổi của cảm xúc” – Picasso đã nói vậy. Đặc biệt là hai màu đen trắng.
Đừng bao giờ nghĩ đến việc chuyển sang ảnh đen trắng khi thấy ảnh màu gốc xấu. Mọi việc không hoạt động như thế. Với các nhiếp ảnh gia, đen trắng không phải lựa chọn cuối cùng người ta tìm đến. Hiện tại và bao lâu nay, họ chọn chụp ảnh đen trắng vì họ có thể, chứ không phải vì bắt buộc.
Như một cặp tình nhân, đen và trắng sinh ra là để dành cho nhau, tương phản nhưng hòa quyện làm một, tưởng trái ngược nhưng lại lấp đầy khiếm khuyết đối phương. Và chuyện tình yêu thì luôn có khả năng làm tim ta quằn quại và đau đớn.

Sự thiếu vắng sắc màu rực rỡ của cái thế giới hai màu đen trắng mang lại khả năng kích thích và khơi gợi cảm xúc một cách đặc biệt, nhất là nỗi buồn, cô đơn và sự hoài niệm, khiến người ta bắt đầu phải chú ý nhiều hơn tới nội dung cần truyền tải của ảnh. Loại bỏ những sao lãng lớn nhất của mắt người về màu sắc thì ánh sáng, bố cục, đường nét, tạo hình, tương phản lúc này là tất cả. Không lên gân, cầu kỳ hay gây sốc mà “Chernobyl Legacy” giao tiếp với người xem ở những dải tương phản đơn sắc có phần nào “kinh dị” và đáng sợ nhưng rất tự nhiên,  tạo nên cái hồn ảnh thực sự, cái điểm nhấn chính của bộ ảnh: những đứa trẻ ngây thơ vô tội, thế hệ chịu ảnh hưởng chính và sau này của thảm họa Chernobyl.

76_1NYC15920
Mặc dù được mẹ vào thăm thường xuyên nhưng Katya không bao giờ nhận ra mẹ mình.

Một đứa trẻ bốn tuổi thông minh, lanh lợi nhưng không có hệ bạch huyết, các chi sưng phù lên như một con quái vật trong phim ảnh. Một đứa trẻ hai tuổi rưỡi bé tí với khối u khổng lồ đằng sau lưng và không thể phẫu thuật cắt bỏ vì khối u đó có chứa thận của em.
Không đếm nổi những đứa trẻ bị ung thư và chết sau nhiều năm xạ trị đau đơn. Nhìn bọn trẻ lăn, lê, bò, toài trên mặt đất để chơi với nhau vì các em không di chuyển bằng chân tay mình được có thể khiến những người cứng rắn nhất cũng phải rơi nước mắt.

Paul Fusco, người thực hiện bộ ảnh tư liêu này giờ ông đã 80 tuổi, chỉ là một nhiếp ảnh gia. Ông không phải nhà bảo vệ môi trường hay hoat động nhân quyền. Như bao nhiếp ảnh gia tuyệt vời khác, ảnh của ông không đưa ra quan điểm của mình. Ảnh của ông chỉ nói lên và phác họa sự thật bởi vì sự thật chỉ có một, những phiên bản khác của sự thật đều là dối trá hay giấu diếm. Đã nhiều năm trôi qua nhưng trong đầu ông vẫn nhớ và ám ảnh những kí ức buồn bã với Aleysa và người mẹ Lida của cô bé, vẫn văng vẳng tiếng hét của người mẹ Lida: „Tôi muốn tất cả hãy nhìn xem họ đã làm những gì nơi đây!“…

Cô bé Aleysa ấy thủa bé hay chạy ra ngoài trời nghịch dưới cơn mưa nhiễm độc phóng xạ. Em được chẩn đoán bị bệnh u Lympho ở độ tuổi 11, một trong vô vàn căn bệnh gây ra do tiếp xúc với phóng xạ trong thời gian dài. Sau sáu năm xạ trị không hiệu quả ở Nga, Mỹ, Ireland, Belarus thì Aleysa chết vì không còn cách điều trị nào khác. Em có tội gì? Tội vì đã sinh ra và lớn lên ở nơi đây sao? Chúng ta đang để lại gì cho thế hệ mai sau?

Photo Essay của Paul Fusco trên Magnumphoto:
http://inmotion.magnumphotos.com/essay/chernobyl

77_1NYC15931
Y tá Alla Komarova chuẩn bị cho Zgenya tắm. Khối u của cậu bé không phẫu thuật được.
78_1NYC15932
Não của Yulya nằm ở ngoài hộp sọ, bao quanh bởi một khối u rắn đằng sau đầu nên không thể phẫu thuật.
79_1NYC15936
Bệnh viện ung thư cho trẻ em. Vova mất chân trái cách thời điểm chụp ảnh một năm vì ung thư.

80_1NYC15938Từ đó đến giờ Vova sống trong bệnh viện. Ung thư đã di căn và không có cách chữa hay điều trị.

83_1NYC15947
Aleysa Beoia được chẩn đoán bệnh máu trắng khi em mới 11 tuổi.
84_1NYC15948
Aleysa trong cơn hôn mê. Em bị bệnh do chơi dưới mưa nhiễm độc sau vụ nổ lò hạt nhân Chernobyl.
86_1NYC15950
Aleysa trong sáu năm qua được điều trị ở Nga, Mỹ, Ireland và Belarus nhưng bệnh không có tiến triển.
89_1NYC15955
Lò hạt nhân số bốn sau đó được bê tông cốt thép để chặn bụi phóng xạ sau vụ nổ, nhưng mọi chuyện đã quá muộn.
90_1NYC161
Những đứa trẻ phải phải thường xuyên đối mặt với sự hỗn loạn trong nhà tình nghĩa.
91_1NYC163
Bọn trẻ vì liệt nên không có khả năng đi lại mà phải di chuyển bằng cách lăn, lê, bò, toài.
92_1NYC168
Trẻ con ăn cơm ngay trên sàn nhà rất khổ sở.
93_1NYC182
Mẹ và con gái ở bệnh viện ung thư.
94_1NYC28861
Ngổn ngang các dãy nhà bỏ hoang ở Prypiat (Ukraine).
97_1NYC28892
Đội trưởng cứu hỏa Ivan Shavre thuộc trung đội được cử đến thứ hai để dập tắt đám cháy sau vụ nổ.
98_1NYC6938
Y tá tắm cho bệnh nhân. Cô bé bốn tuổi này bị bệnh đa xơ cứng.
99_1NYC6960
Giờ chơi của các bệnh nhân ở nhà tình nghĩa Novinky (Minsk, Belarus)
100_1NYC6979
Cậu bé 2,5 tuổi có một khối u rất lớn bao trùm cả thận của mình.
103_1NYC15917
Sáu năm xạ trị làm Nikolai mất đi chân phải. Vào thời điểm chụp ảnh ông vẫn sống ở khu vực bị nhiễm phóng xạ.  
Chernobyl-orphans-20-yrs-later-Belarus-by-Paul-Fusco
Trại trẻ mồ côi ở Gonel. Vì nhiễm phóng xạ nên Sasha gần như không có hệ bạch huyết.

85_1NYC15949

105_1NYC15951

101_1NYC149

88_1NYC15952

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.