Để chia tay mùa xuân, tôi xin dùng một bài viết về suit. Cái thứ trang phục đã đi cùng Fashion của Mann up trong những ngày đầu, cũng là thứ sẽ tạm xa các bạn độc giả một thời gian để nhường chỗ cho những thứ hợp mùa hè hơn. Hôm nay, tôi xin đưa ra một quan điểm mới về những cuộc tranh cãi muôn thuở của việc chọn suit nước nào? Anh, Ý, Pháp hay Mỹ?
Những người quan tâm đến phong cách ăn mặc cổ điển của đàn ông phương Tây thường rỉ tai nhau những câu chuyện như may suit kiểu nào. British cut, Neapolitan cut hay Ivy League cut. Tuy nhiên…
Thời đại này không còn cái câu chuyện cứ ở Anh thì người ta may/mặc suit Anh còn ở Ý thì chắc chắn mọi người đều mặc/may suit Ý nữa rồi. Paul Smith, một fashion designer nổi tiếng của Anh, cũng là một người vẫn giữ nhiều nét cổ điển của xử Britain trong phong cách của mình đã từng nói rằng. Thực ra giờ người Anh may suit cũng chẳng Anh lắm đâu. Ở Mỹ còn có nhiều người may ra những bộ suit đậm chất British còn hơn cả những gã thợ may Anh Quốc. Ngày nay mỗi người đều kế thừa và phát huy những yếu tố kinh điển trong các phong cách suit trước đây rồi tự áp dụng trong một phong cách của riêng mình. Bây giờ là thời đại tự do và toàn cầu, các phong cách suit cũng không còn chỉ ở lại trong mãi một đất nước.
Giờ đây nếu nói về suit của Anh Quốc, hãy nói về những lần họp thường niên của hội đồng Savile Row, nơi những hiệu may lớn nhất con phố này nói với nhau rằng chúng ta đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Nếu nói về suit Ý, hãy nhớ đến thời hoàng kim của Armani thập niên 80 khi con người này trở thành cái tên sáng giá nhất của thời trang thế giới. Ông ta thay đổi cấu trúc của một bộ suit Ý, tạo thành một kiểu dáng rộng hơn, thoải mái và lả lướt hơn nhưng ẩn bên dưới cái vẻ hào hoa đấy vẫn là một kiểu đàn ông mạnh mẽ. Người ta đã từng nói Armani là người dạy cho dân Mỹ cách ăn mặc như người Ý.
Để có một ví dụ điển hình nhất về suit Ý mời bạn xem video này. Vạt áo ngắn, không che hết mông, chỉ dài hơn một chiếc áo jacket (jacket là chỉ có vạt đến ngang thắt lưng) một chút. Không độn vai, nhìn xa có thể trông chỉ như một chiếc áo cardigan với ve áo và sau lưng không có đường xẻ đôi khi suit Anh mà chỉ là một đường xẻ đơn chính giữa.
http://www.youtube.com/watch?v=kFStRPwMwO8
Còn nếu nói về suit Hàn và suit của Nhật, đầu tiên hãy cứ liên tưởng về hai đất nước khi gần như mọi người làm công sở đều phải mặc suit. Những bộ suit đẹp nhất và đắt tiền nhất của họ vẫn được học theo những nét tinh túy của nghề may thế giới.
Ngày nay việc một người đàn ông tìm hiểu kĩ về một bộ suit hợp với mình trước khi tìm đến với thợ may là chuyện bình thường. Giống như bạn không thể mua nguyên bộ dao làm bếp 8 chiếc của Victorinox về chỉ để nói rằng “Ờ… cũng là dao cả mà”. Đàn ông, biết cách chọn suit cho từng trường hợp, biết cách chọn vải hợp lý theo mùa và đương nhiên là đủ tiền để may tất cả những bộ suit ấy thì gần như có thể mặc suit quanh năm. Chọn suit cho mình cũng cần rất nhiều kiến thức như để cho người nhập môn sống sót trong hàng đống khẩu chiến với đủ thứ thuật ngữ về trang phục cổ điển thì hãy nhớ một số thứ đơn giản thế này.
Nếu nói về suit Anh, hãy liên tưởng tới sự trang trọng và một chút quyền thế. Nếu nói về suit Ý, đó là những chiếc suit jacket ngắn, tôn lên thể hình của đàn ông Địa Trung Hải. Suit Mỹ giờ gần như không tồn tại, bởi đã qua cái thời mà gần như toàn thể đàn ông Mỹ mặc những bộ suit rộng thùng thình cả ngày. Sau thập niên 30, khi người Mỹ nhìn thấy sự chói lòa trong phong cách của người Anh và người Ý thì họ đã tích cực học tập rất nhiều rồi. Nếu thể hình bạn chưa đẹp, hãy cứ tìm đến những bộ suit Anh. Nếu muốn bỏ đi cái vẻ trịnh trọng thái quá của những bộ suit và muốn mình trẻ, hấp dẫn hơn chút khi đi chơi thì hãy tìm đến suit Ý, hoặc nhẹ nhàng hơn là những chiếc blazer được may bằng đủ chất liệu đẹp theo mùa rồi dùng kèm với quần khaki.
Chuyện mặc suit ra sao cho đúng cách, có nhiều thứ còn phụ thuộc vào văn hóa. Ví dụ như ở Anh Quốc, mỗi dịp người ta chọn một kiểu suit khác nhau. Suit một cúc là dinner jacket, chỉ dùng khi đi ăn tối. Suit sọc là thứ mà ngày trước chỉ có những người làm ngân hàng mới dùng, cả kiểu cổ sơ mi spread bè bè đặc trưng của họ. Nhưng khi những thứ này được áp dụng vào trong một nền văn hóa khác thì cũng không cần phải tuân theo những quy củ hà khắc đó nữa. Đơn giản là bởi không phù hợp. Một lần tôi nhìn thấy một anh Tây mặc nguyên một bộ suit colour block xanh lá cây chói lọi đi trong phố cổ Hà Nội. Ở New York, như vậy là đẹp. Ở Việt Nam, không được phù hợp cho lắm. Giống như chúng ta không đi giày Oxford để đi phượt vậy.
Thế nên, chuyện mặc suit, tôi ủng hộ những người nghiên cứu kĩ và sâu và phong cách ăn mặc lẫn các loại trang phục. Thế nhưng, cứ học một cách mù quáng theo khuôn khổ không phải là con đường Mann up muốn chia sẻ với các bạn độc giả. Có những dịp lễ trang trọng thì nhất định phải theo văn hóa vốn có. Tuy nhiên, bắt chước cũng phải đúng cách.
Khi trời nóng, chúng tôi sẽ không để bạn phải nhìn thấy những gã cao to đen hôi ních người trong những bộ suit nóng nực đâu. Đồng thời khi Mann up trở lại với suit trong những tháng tới, các độc giả sẽ không còn phải thắc mắc may suit ở đâu, bao nhiêu tiền và như thế nào nữa?
Thân ái.
Cảm ơn tất cả độc giả vì đã ủng hộ và góp ý cho Mann up suốt một năm trời từ khi mới thành lập.