Drifting – Nghệ thuật của sự mất kiểm soát

Cộ Head of Wheels

“I drift not because it is a quickest way around a corner, but it is the most exciting way…” – Keiichi Tsuchiya (Dorikin).

(Tôi drift không phải bởi đây là cách nhanh nhất để lướt qua một khúc cua, mà nó là cách thú vị nhất)

Vài năm trở lại đây, nhờ sự bùng nổ của truyền thông, Drifting được biết tới như một bộ môn thể thao tốc độ “lạ”. Lạ không chỉ bởi Drifting, dẫu gắn liền với việc lao vun vút trên những con đường, nhưng mục đích tối thượng của nó lại không nhằm để đạt tới bất kì kỉ lục tốc độ hay thời gian nào, mà còn “lạ” bởi dù đã dần được phổ biến, song những gì nằm sau tấm màn của bộ môn này vẫn còn là một dấu hỏi lớn với rất nhiều người.

ab015083a94a77e45558e07932f3c0db

Lịch sử – Môn nghệ thuật bước ra từ sân đua

Drift thực ra là một khái niệm mới mà không hề mới (với người Việt Nam, có lẽ sẽ quen thuộc với Drift hơn nếu gắn nó với phần phim The Fast And The Furious: Tokyo Drift). Drift ra đời cùng lúc với những cuộc đua ô tô, bởi nó là sự miêu tả cho việc kiểm soát lại sự thừa lái, với phần đuôi xe bị kéo lệch ra khỏi quỹ đạo cua (kĩ thuật cua rất phổ biến trong Rally bởi đặc tính của bề mặt thi đấu). Tuy nhiên, những người trong giới chơi xe vẫn cho rằng, Drifting chính thức được khai sinh bởi tay đua huyền thoại, Kunimitsu Takahashi. Ông là người đầu tiên đưa Drift vào sân đua một cách chính thức những năm 1970. Bằng việc sử dụng kĩ thuật này để vào cua, Kunimitsu Takahashi đã giành rất nhiều chiến thắng tại giải All Japan Touring Car Championship. Keiichi Tsuchiya, Drifting (Dorikin) đương thời, khi ấy hãy còn là một cậu thanh niên đầy nhiệt huyết, đã bị lôi cuốn để rồi nhiều năm sau, đưa Drifting lên một tầm cao mới, sánh ngang với các môn thể thao tốc độ truyền thống khác và ghi danh Nhật Bản như là đất mẹ của Drift.

smoke

Dorikin ngày đó, cùng với chiếc Toyota Corolla GT-S 1986 – AE86 (giới chơi xe vẫn thường yêu quý gọi là Hachiroku – nghĩa là 86 trong tiếng Nhật) Trueno Panda (màu sơn đen – trắng giống gấu trúc), đã chinh phục những cung đường núi đầy nguy hiểm với kĩ thuật này, mà những địa điểm nổi tiếng có thể nhắc tới là: Núi Akina, Hakone Turnpike, Irohazaka… Ông là người đầu tiên thành thục Drifting tới mức có thể điều khiển chiếc xe chạy toàn bộ độ dài cung đường núi, lướt qua tất cả các khúc cua liên tiếp, chỉ bằng Drift. Ranh giới giữa cảnh tượng ngoạn mục với cái chết chưa bao giờ mỏng manh đến vậy, chỉ một lớp khói tới bờ vực thẳm. Sự quyến rũ chết người về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của Drift với hình ảnh chiếc xe lướt nhanh mềm mại qua đường núi quanh co đã thu hút sự chú ý của giới đua xe ngầm Nhật Bản, đồng thời mở ra một góc mới trong nền văn hóa xe cộ. DK sau này cũng là một trong những người khởi xướng giải đấu Drift chuyên nghiệp đầu tiên vào năm 1999 – đầu 2000: D1GP. Nhờ những nỗ lực của ông, làn khói của Drift đã vượt biển vươn ra toàn thế giới. Câu chuyện của Dorikin sau đã trở thành nền móng cho Manga mà giới Otaku không mấy xa lạ: Initial D (Keiichi Tsuchiya cũng là cố vấn kĩ thuật cho bộ truyện này). Không chỉ có vậy, năm 2012, Toyota cùng kết hợp với Subaru, cho ra mắt mẫu Toyota GT86/Scion FR-S/Subaru BRZ dựa trên tên tuổi của huyền thoại AE86 năm xưa; và một lần nữa, cái tên Hachiroku sống lại, và model mới này cũng được cộng đồng chơi Drift ưa chuộng.

17d91548081555c72e2c3b01916e2f53

Qua thời gian, do sự phát triển về công nghệ, kĩ thuật, Drift đã không còn là cách nhanh nhất để vào cua. Song, Drifting dần phát triển theo thời gian và trở thành một môn thể thao chính thức. Tiếng động cơ gầm rú, tiếng rít của lốp xe, mùi khét nồng của cao su cháy, lớp khói dày đặc cùng vệt lốp cong quyến rũ hằn trên mặt đường; trước Drifting, thế giới chưa từng đón nhận môn thể thao tốc độ nào lôi cuốn, kịch tính và tạo cảm hứng tới vậy:  Drifting đã dần đưa motosport tiến tới giới hạn của các môn nghệ thuật.


Một cuộc đua đường núi Nhật Bản rùng rợn khi ấy.
Chạy phía trước là một chiếc AE86 Trueno.

Drifting và những bí mật chưa kể

Bước ra thế giới mở như một huyền thoại đường phố bí ẩn, thường được biết đến trong những lời kể hay sau này là những trò chơi điện tử, Drift vẫn giữ cho riêng mình những bí mật mà chỉ giới chơi xe mới hiểu.

Trước tiên, để hiểu được vì sao Drift “xảy ra”, bạn cần biết được những khái niệm cơ bản về thiếu lái, thừa lái, và sự giằng co giữa một bên là các quy luật vật lý, với một bên, là các tay đua.

null

Về cơ bản, Understeer – thiếu lái, là hiện tượng khi bạn vào cua với tốc độ cao, tới mức góc lái của bánh trước là không đủ để đưa bạn và chiếc xe vào quỹ đạo chuẩn, khiến xe của bạn văng ra lề ngoài của khúc đường chạy. Hiện tượng này thường được thấy ở các xe FWR – Dẫn động bánh trước, và được coi là thuộc tính đặc trưng của loại xe này.

Oversteer – thừa lái, là khi xe của bạn vào cua, song góc cua lại lớn hơn quỹ đạo chuẩn do sự mất độ bám, và bạn sẽ đâm vào lề trong của đường với phần đuôi xe bị văng. Hiện tượng này là đặc tính của loại xe RWD – dẫn động bánh sau – hay đôi khi là xe AWD – dẫn động cả 4 bánh)

Có thế thấy, ở cả hai trường hợp, thiếu và thừa lái đều đưa bạn tới một kết cục không mấy tốt đẹp. Song với các “tài” kinh nghiệm, thừa lái có thể được khắc phục bằng việc Counter Steer – bẻ ngược lái lại – để đưa xe về đúng quỹ đạo cua, trong khi xe vẫn đang trượt trên bề mặt đường do mất độ bám, dẫn tới một cua đẹp hoàn hảo. Và khái niệm “Thăng bằng trong sự mất thăng bằng” (Balance in Unbalance) được sinh ra. Khá giống với trượt băng nghệ thuật, nhỉ?

Nhưng như thế này có vẻ dễ hiểu hơn:

null

null

null

null

null

Tuy nhiên, yếu tố tối quan trọng trong Drift lại không nằm ở các quy luật vật lý. Drift đã từng được nhắc tới như một bộ môn nghệ thuật được phát triển từ sự hỗn loạn, mất cân bằng, và điều khiến nghệ thuật được tạo ra từ những thứ nguy hiểm như vậy chính là người lái. Bằng kĩ thuật điều khiển chiếc xe một cách điêu luyện, người lái biến những yếu tố bất lợi như sự mất kiểm soát trở thành một thứ đẹp đẽ hơn rất nhiều so với một bức tranh tan tác được vẽ bởi xác xe và máu người. Không chỉ có kĩ thuật, tay đua còn cần một sự nhạy cảm cực lớn, bản lĩnh và một ý chí thép:sự nhạy cảm để hiểu được chiếc xe và điều khiển nó như chính đôi chân và bàn tay của mình, bản lĩnh để cầm cương con quái thú gào thét không ngừng chỉ chực đập vỡ và nhảy ra khỏi nắp capo, ý chí đủ mạnh để bẽ gãy các quy luật vật lý.  Khi drift, tay đua phải đối mặt với sự nguy hiểm luôn rình rập, tim đập loạn nhịp bởi lồng ngực bị ép lại dưới tác động của trọng lực như những phi công trên mặt đường nhựa. Để Drift, ấy là những điều tiên quyết phải vượt qua. Những điều bất lợi, nếu bạn có khả năng làm chủ nó, xem ra sẽ đưa bạn tới những điều tuyệt vời, bởi trong mối nguy hại, luôn ẩn chứa cơ hội.

Chiếc Lexus SC 1000 mã lực của Daigo Saito.
Chiếc Lexus SC 1000 mã lực của Daigo Saito.
Nếu bạn nhìn thấy những mảnh vụn nhỏ trong hình, thì đó là vụn lốp văng ra từ bánh xe
Nếu bạn nhìn thấy những mảnh vụn nhỏ trong hình, thì đó là vụn lốp văng ra từ bánh xe
“Khu tác nghiệp” của các tay đua.
“Khu tác nghiệp” của các tay đua.

Drifting không phải là môn thể thao dành cho mọi người, song những gì nó mang tới thực sự hấp dẫn đối với cả những kẻ ngoại đạo. Đối với dân chơi Drift, Drifting không chỉ là cách họ đưa bản thân cùng chiếc xe tới giới hạn, mà còn là cách họ cảm nhận vẻ đẹp của những khúc cua một cách hoang dại nhất. Với sức hút mạnh mẽ của mình, Drifting sẽ còn tiến xa cùng với lịch sử thế giới xe cộ.

Cùng ngắm nhìn những thước phim được ghi lại về Drift, được thực hiện bởi các tay đua chuyên nghiệp.


Trong clip là chiếc JZX30 Cressida với động cơ 2JZ-GE thửa từ JZA80 Supra của Underground Garage.

Một sự kết hợp giữa Mann up & choixe.us

– Cộ –

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.