Xác một tù nhân nằm giữa hàng rào dây thép gai ở Leipzig-Thekla, trại tập trung con của Buchenwald, gần Weimar.

Đệ tam đế chế

House Head of Photography
Mít-tinh đảng quố,c xã, 1937
Mít-tinh đảng quốc xã, 1937

Biểu tượng chữ thập ngoặc, đôi khi quay sang trái, đôi khi quay sang phải đã tồn tại trên thế giới cả nghìn năm nay – một trong những biểu tượng thiêng liêng cổ xưa và phổ biến nhất với đủ mọi ý nghĩa, trải dài khắp các nền văn hóa khác nhau. Từ Ấn Độ giáo, văn minh Hy Lạp-La Mã hay có thể tìm thấy trong cả sách Kells – cuốn sách được mệnh danh “Biến Bóng tối thành Ánh sáng” xuất hiện vào thời Trung cổ ở châu Âu cách đây hơn 1.200 năm, vào khoảng năm 800 sau Công Nguyên.

Đó là một công trình nghệ thuật của những đan sĩ dòng thánh Columba đi lánh nạn ở thành Kells, Ireland. Sách Kells thực chất là một cuốn Phúc Âm với khoảng 2 nghìn chữ và 33 trang vẽ sống động, cùng rất nhiều những hình minh họa chứa đựng những điển tích văn hóa và tôn giáo đan xen, những đường nét trang trí nhỏ li ti, mắt thường khó thấy.

Nhưng ngày nay thật khó để người ta nhìn biểu tượng thập ngoặc mà không nghĩ đến đệ tam đế chế, đến Đức quốc xã, chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc thảm sát người Do Thái.

Hitler và Göbbels ở nhà hát Charlottenburg, Berlin, 1939.
Hitler và Göbbels ở nhà hát Charlottenburg, Berlin, 1939.

Cờ của đảng lao động quốc xã Đức là do đích thân Hitler chọn – một kẻ vốn không phải người Đức (Hitler sinh ra ở Áo). Với con đại bàng uy dũng và chữ thập ngoặc trên nền ba màu đỏ, đen, trắng nó có lẽ đã trở thành một trong những biểu tượng mang tính tư tưởng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại – nó từng một thời khơi gợi chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lòng yêu nước hào hùng trong những con người Đức và làm kinh hãi những “kẻ thù” của đệ tam đế chế đến cùng cực.

Nhưng một trong khía cạnh đáng kinh ngạc nhất Đức quốc xã đã làm được là những chiêu trò tuyên truyền sặc mùi thao túng mị dân và mạnh mẽ đến mức đáng sợ. Cả một dân tộc lầm lạc. Hàng triệu con người lầm lạc. Cơn ác mộng mà Hitler, Göbbels, Himmler, Göring và nhiều cái tên hung thần khác phủ kín châu Âu tưởng chừng như không bao giờ kết thúc, tưởng chừng không thể cản phá. Đây không phải là cuộc diệt chủng tàn khốc duy nhất trong lịch sử hiện đại (một trong những ví dụ khác như cuộc diệt chủng 1,2 người Armeni của đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ từ 1915 đến 1917 hay hai triệu người Campuchia bị thảm sátbởi Khmer Đỏ từ năm 1975 đến 1979), nhưng đây là một trong những cuộc diệt chủng được nhắc đến nhiều nhất. Có lẽ là vì những người Do Thái họ nằm giữ truyền thông của nước Mỹ. Và mối hận này, họ sẽ không bao giờ quên…

Ngày lễ chiến sĩ trận vong, 1939.
Ngày lễ chiến sĩ trận vong, 1939.
Berlin tháng Tư năm 1939 với ánh đèn rực rỡ kỷ niệm sinh nhật thứ 50 của Hitler.
Berlin tháng Tư năm 1939 với ánh đèn rực rỡ kỷ niệm sinh nhật thứ 50 của Hitler.

Trong suốt những năm tháng ấy đã có nhiều nhiếp ảnh gia ghi lại những tư liệu quý giá của một thời chiến tranh khốc liệt trong đó có một nhiếp ảnh gia Đức tên Hugo Jäger, người luôn theo sát Adolf Hitler, từ mít-tinh hào sảng, ngày đại hội đảng cho đến những giây phút riêng tư bình lặng nhất.

Những tấm ảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh với Hitler đến mức ông ta phải thốt lên: “Tương lai của nhiếp ảnh là màu sắc.”
Một điều tôi thấy lạ lùng là Jäger còn chụp khá nhiều ở ngoài nước Đức, ví dụ như ở Warsaw và Kutno những năm 19939-1940 khi Đức xâm lược Ba Lan.

Ông già Do Thái nói chuyện với lính Đức ở Kutno, 1939.
Ông già Do Thái nói chuyện với lính Đức ở Kutno, 1939.

Tôi tự hỏi tại sao một nhiếp ảnh gia tận tụy với việc hình tượng hóa hình ảnh uy dũng của Hitler như Jäger lại đi chụp những người Do Thái dung dị, tầm thường ở Ba Lan làm gì? Đa phần những nhiếp ảnh gia cùng thời Hugo Jäger thường tập trung vào việc tôn vinh quân đội Đức, tôn vinh những người lãnh đạo và chiến thắng như cơm bữa của quân Đức vào giai đoạn đầu Thế chiến II.

Trong những tấm ảnh ở Ba Lan của Jäger ta không thấy có chút gì gọi là tôn vinh chiến thắng hay phô trương sức mạnh Đức. Chỉ có khung cảnh hoang tàn của những vùng đất chết và con người thường dân – họ mỉm cười và tò mò trước gã đàn ông Đức với chiếc máy ảnh lạ lẫm. Không chút căm ghét, hung tàn hay giận dữ đối địch. Có lẽ đây là một trong những khía cạnh khác của cuộc chiến mà ta chưa biết, người dân đồng cảm với Jäger đơn giản vì ông ta không coi họ là những sinh vật thứ cấp, những kẻ ăn bám như những người ủng hộ đế chế quốc xã khác.

Kutno, một trong vùng đất của Ba Lan bị quân Đức chiếm đóng.
Kutno, một trong vùng đất của Ba Lan bị quân Đức chiếm đóng.
Warsaw bị quân Đức chiếm đóng, 1940.
Warsaw bị quân Đức chiếm đóng, 1940.

Nhưng cũng nhìn những tấm ảnh tưởng chừng bình thường ấy, chúng ta thấy thấm thía một sự thật tàn khốc không nói nên lời. Trong một khoảng thời gian ngắn, cuộc sống bình dị của những người Do Thái ở Warsaw và Kutno đã biến thành một cơn ác mộng kéo dài. Những người Do Thái và Ba Lan bị chia tách nhau: tháng Sáu năm 1940, gần 8000 người Do Thái ở Kutno bị bắt buộc chuyển vào khu tập trung, một nơi không có gì ngoài bệnh dịch và chết đói.

Phải nói độc địa rằng những người chết ở đó phải gọi là may mắn vì những người còn sống sót sẽ bị chuyển đến trại tập trung Kulmhof ở Chemno – trại tập trung thảm sát đầu tiên của quân Đức trên đất Ba Lan, nơi những người Do Thái, bất kể trẻ em, phụ nữ, đàn ông bị tra tấn bằng các thí nghiệm vô nhân đạo và cuối cùng là phòng hơi độc. Chỉ trong ba tháng từ tháng Bảy đến tháng Mười năm 1942, Đức quốc xã đã chuyển hơn 300.000 người Do Thái từ Warsaw đến trại tập trung đến Treblinka.

s_w26_50411046
Quân giải phóng Mỹ dưới quyền của đại tướng Patton ở trại tập trung Buchenwald (gần Weimar), 11.04.1945. Mặc dù trại Buchenwald đúng ra không phải là một trại thảm sát, nhưng nó là nơi có rất nhiều cái chết. Nguyên nhân chính là bệnh tật do điều kiện sống khắc nghiệt và thiếu ăn. Tuy bị suy dinh dưỡng và bị bệnh tật, nhưng nhiều người đã phải “làm việc cho đến chết” theo chính sách Vernichtung durch Arbeit (tiêu diệt thông qua lao động), nên các tù nhân chỉ còn cách chọn lựa giữa lao động nô lệ hoặc sẽ bị xử tử không tránh khỏi. Nhiều tù nhân khác thì chết do các thí nghiệm trên con người của Đức Quốc xã hoặc trở thành nạn nhân của những hành động tùy tiện do các lính gác SS gây ra.

Các trại thảm sát của Đức quốc xã là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, ở đây lính Đức quyết định ai đáng và không đáng được sống theo tiêu chuẩn chủ quan: những chủng tộc con người “cấp thấp” làm vấy bẩn dòng máu Đức cao quý, những người “lệch lạc” về giới tính, những người bị bệnh tâm thần, khuyết tật bẩm sinh… và đặc biệt là người Do Thái. Tổng cộng có hơn 10 triệu người, trong đó có sáu triệu người Do Thái đã chết trong các trại tập trung của đệ tam đế chế.

Nói cho đúng, Đức quốc xã không phải là người nghĩ ra các trại tập trung. Bản chất con người là tàn bạo và độc ác nên những hình thức tương tự đã tồn tại từ lâu trong lịch sử nội chiến Mỹ, đế quốc Thổ Nhĩ Kỹ hay Liên bang Xô Viết – người ta bảo trong chiến tranh không có người nào nhân đạo hết, vì những người nhân đạo họ đã chết hết rồi. Nhưng các trại tập trung của Đức được tổ chức hoàn hảo và nhằm phục vụ những mục đích dã man và đáng sợ hơn tất cả. Đức quốc xã chia các trại tập trung thành hai loại: trại lao động nhằm giết người thông qua làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và hai là trại thảm sát, nơi các tù nhân bị hiếp, tra tấn, thử nghiệm y tế vô nhân đạo và giết trong phòng hơi độc – đặc biệt là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến khi Đức quốc xã tìm cách giết càng nhiều người càng tốt nhằm phi tang chứng cứ trước thế giới, vào lúc này ngay cả các trại lao động cũng biến thành trại thảm sát. Cách đây không lâu tôi có xem bộ phim tài liệu Shoah làm năm 1985, một tác phẩm đồ sộ dài hơn chín tiếng mà không dùng một đoạn phim tư liệu lịch sử nào. Một tác phẩm cực kỳ gây ám ảnh, khiến tôi nghĩ khó ai có thể xem nó được liền mạch mà phải chia thành từng phần nhỏ.

Xác một tù nhân nằm giữa hàng rào dây thép gai ở Leipzig-Thekla, trại tập trung con của Buchenwald, gần Weimar.
Xác một tù nhân nằm giữa hàng rào dây thép gai ở Leipzig-Thekla, trại tập trung con của Buchenwald.
Thử nghiệm y tế trên trẻ em.
Thử nghiệm y tế trên trẻ em.
Trại tập trung Lambach ở Áo (6.5.1945). Ở đây giam giữ khoảng 18.000 tù nhân, mỗi khu nhà chứa khoảng 1600 người. Trung bình một ngày có từ 40 đến 50 nghìn người chết.
Trại tập trung Lambach ở Áo (6.5.1945). Ở đây giam giữ khoảng 18.000 tù nhân, mỗi khu nhà chứa khoảng 1600 người. Trung bình một ngày có từ 40 đến 50 người chết.
Trại tập trung Auschwitz, 1945 Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành chính; Auschwitz II (Birkenau)- Trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz III (Monowitz)- trại lao động. Ngoài ra còn có khoảng 40 trại vệ tinh, một số nằm cách các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người[1]. Số lượng người đã bị giết chết tại đây chưa được biết chính xác.
Trại tập trung Auschwitz là trại tập trung lớn nhất của Đức quốc xã. Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành chính; Auschwitz II (Birkenau)- Trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz III (Monowitz)- trại lao động. Ngoài ra còn có khoảng 40 trại vệ tinh, một số nằm cách các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người. Số lượng người đã bị giết chết tại đây chưa được biết chính xác, nhưng theo ước tính từ 1.5 đến 3 triệu người.
Ảnh chụp trại Auschwitz từ trên không, 25.08.1945.
Ảnh chụp trại Auschwitz từ trên không, 25.08.1945.
Xác tù nhân ở gần trại tập chung Dachau, 1945.
Xác tù nhân ở gần trại tập chung Dachau, 1945.
s_w02_05043944
Lính Đức tàn sát người Do Thái ở Vinnytsia, Ukraine.
s_w37_07627730
Có 60.000 người bị giết tại trại tập trung Bergen-Belsen.
s_w24_50417095
Trại tập trung ở Nordhausen, 17.04.1945.
Josef Mengele (tiếng Đức: [ˈjoːzɛf ˈʁuːdɔlf ˈmɛŋɡələ], 16 tháng 3 năm 1911-7 tháng 2 năm 1979, 67 tuổi) là một sĩ quan SS, bác sĩ Đức Quốc xã, có biệt danh "thiên sứ của quỷ thần" (tiếng Đức: Todesengel). Ông nhận học vị tiến sĩ nhân chủng học tại Đại học München và y học tại Đại học Frankfurt. Ông tham gia điều hành các thí nghiệm vô nhân đạo trên tù binh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tại Trại tập trung Auschwitz trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ hai.
Josef Mengele, một sĩ quan SS, bác sĩ Đức Quốc xã, có biệt danh “thiên thần của cái chết” (Angel of Death/Todesengel), từng nhận học vị tiến sĩ nhân chủng học tại Đại học Ludwig-Maximilians-Universität München và y học tại Đại học Frankfurt. Một trong nhiều bác sĩ tham gia điều hành các thí nghiệm vô nhân đạo trên tù binh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tại Trại tập trung Auschwitz trong thời gian chiến tranh Thế giới thứ hai. Những thí nghiệm Mengele đã từng thực hiện như là: bơm thuốc mê vào tim trẻ em, gây bệnh thương hàn cho tù nhân, tiêm axit cho ăn mòn ống dẫn trứng của phụ nữ và nhiều thí nghiệm tương tự để tìm cách triệt sản các giống loài hạ đẳng, mổ lấy tim ở người đang sống, chặt nhỏ trẻ sơ sinh. Hay nổi tiếng nhất là các dự án của Mengele trên các cặp song sinh nhằm phục vụ cho luận án tiến sĩ về di truyền học của mình: thiến, triệt sản, nghiên cứu về sự khác nhau giữa song sinh cùng trứng và khác trứng, tiêm máu của người này sang người khác, tiêm thuốc nhuộm vào mắt, cắt bỏ tay chân, phẫu thuật không thuốc mê…
Trại Auschwitz chụp từ Drone vào thời điểm 2015. Nơi đây với khu 10 nổi tiếng của các hung thần Carl Clauberg, Horst Schumann, Eduard Wirths, Bruno Weber, August Hirt - với nhiều thí nghiệm trên cơ thể người kinh dị mà nghe miêu tả đáng sợ không kém series phim SAW.
Trại Auschwitz chụp từ Drone vào thời điểm 2015. Nơi đây với khu 10 nổi tiếng của các hung thần Carl Clauberg, Horst Schumann, Eduard Wirths, Bruno Weber, August Hirt – với nhiều thí nghiệm trên cơ thể người kinh dị mà nghe miêu tả đáng sợ không kém series phim SAW.

Có một điều xảy ra mà Hitler tự tin không ngờ tới: những người châu Âu phản kháng. Những chiến thắng đầu tiên của Anh. Mỹ cũng nhảy vào tham chiến cuối những năm 1941 cùng với Liên Xô, Pháp và nhiều đồng minh khác chấm dứt sự thống trị của quân Đức trên mặt trận châu Âu.

Mùa xuân năm 1945, quân Liên Xô và quân đội Đức chiến đấu khốc liệt để giành nhau từng con phố giữa thủ đô Berlin. Hòa bình đang đến và thất bại của Hitler là điều không thể tránh khỏi. Từ tháng Tám năm 1940 cho đến tháng Ba năm 1945, không quân hoàng gia Anh và liên bang Xô-Viết đã không kích Berlin tổng cộng 350 lần: hàng chục nghìn thường dân chết, vô số các công trình kiến trúc cũng như nhà cửa lụi tàn trong đổ nát. Nhưng chỉ có hai cái chết trong một boong-ke kín đáo chật hẹp vào ngày 30.04 năm 1945: một của Adolf Hitler và hai là vợ ông ta, Eva Braun mới thực sự đánh dấu chấm hết thật sự cho một đệ tam đế chế huy hoàng và tàn bạo. Các bạn có thể tìm xem bộ phim Downfall (tên gốc tiếng Đức là Der Untergang) nếu quan tâm hơn đến ngày cuối cùng cuộc đời của một kẻ sát nhân vừathiên tài vừa điên loạn bậc nhất này.

22 giờ 43 phút ngày 08.05.1945 theo giờ Berlin tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin (ngày 9.5 theo giờ Nga) trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã ký vào biên bản đầu hàng không điều kiện.

Nhân dịp ngày kỷ niệm 69 năm chiến thắng phát-xít, nào chúng ta hãy dành một phút tưởng niệm cho 10 triệu nạn nhân của Đức quốc xã và cầu mong cho chiến tranh không bao giờ lặp lại. Cầu mong chủ nghĩa dân tộc cực đoan hãy biến mất khỏi những người trẻ máu nóng và dễ bị kích động. “Một nền văn minh quên đi quá khứ của mình sẽ bị kết án phải sống lại nó.”

Lính Nga và thường dân Đức di chuyển biệu tưởng đại bàng của đảng quốc xã ra khỏi phủ thủ tướng ở Berlin, 1945.
Lính Nga và thường dân Đức di chuyển biệu tưởng đại bàng của đảng quốc xã ra khỏi phủ thủ tướng ở Berlin, 1945.
Đường Oberwall, trung tâm Berlin - nơi xảy ra một trong những trận đánh khốc liệt nhật giữa quân Đức và Nga, mùa xuân 1945.
Đường Oberwall, trung tâm Berlin – nơi xảy ra một trong những trận đánh khốc liệt nhật giữa quân Đức và Nga, mùa xuân 1945.
Hầm trú ẩn nơi Hitler sống những ngày cuối cùng của đời mình.
Hầm trú ẩn nơi Hitler sống những ngày cuối cùng của đời mình.

Dịch và tham khảo từ nhiều nguồn: đây, đây, đâyđây.

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.