Cuộc phiêu lưu vĩ đại

House Head of Photography

Một tiếng trước khi hoàng hôn buông xuống miền Bắc Madagascar.
Những khóm cây trải dài ra đến tận chân trời dọc theo những con đường bụi đất. Ánh sáng vàng le lói từ quả cầu lửa đỏ rực đang đổ bóng qua khung cửa sổ chiếc Mercedes Benz G cũ kĩ do Gunther cầm lái. Ở phía đối diện một chiếc xe đang lao như tên bắn về phía ông. “Có lẽ con đường này quá hẹp cho cả hai”, ông nghĩ bụng. Gunther phanh kít xe và đánh lái về phía ven đường, nhưng ông chẳng ngờ những khóm bụi rậm dày đặc ven đường che mất một khoảnh đất thẳng tuột xuống dưới. Chiếc Mercdes lật ngược và bắt đầu lộn vòng chầm chậm như trong một đoạn phim slow-motion. Một vòng, hai vòng trước khi nó bị chặn đứng bởi một thân cây gầy guộc nhưng rắn chắc lạ kì.

Điều kì diệu hơn là đây là tai nạn đầu tiên của Gunther Holtorf và Otto – tên ông đặt cho chiếc xe Mercedes Benz G đã gắn bó với mình trên mọi nẻo đường 26 năm nay. Hai mươi sáu năm đi vòng quanh thế giới, 177 nước và 884,000km – nhưng những tai nạn nghiêm trọng nhất từng xảy ra với ông chỉ là chuột túi phi vào cửa sổ hay xe tải ở Ấn Độ quay đầu không thèm cảnh báo… Dường như chẳng chuyện gì có thể làm hại Otto, Gunther và Christine nhiều hơn những vết móp trên chiếc xe huyền thoại.

Lóp móp bò qua ô cửa sổ để thoát ra ngoài, ông lão Gunther 76 tuổi vẫn bình yên vô sự, không một vết xây xước.

1920x1080_2africa_13_19-hr

“Tôi đi làm rồi tôi về nhà, ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, năm này qua năm khác… Nó không phải sự cực khổ mà là sự tẻ nhạt, nhàm chán mà chúng ta phải chấp nhận. Bạn cũng thế và hàng tỷ người khác cũng thế, chúng ta chỉ biết đến nhà và công việc trong khi còn quá nhiều điều đẹp đẽ chưa biết ở thế giới này.”

Gunther, người đàn ông sinh năm 1938 ở Munich (Đức) đã nói thế sau khi xin nghỉ việc chức “Giám đốc điều hành bay” của hàng hàng không Đức Lufthansa năm 1988 để đi đi du lịch châu Phi với người vợ thứ ba Beate. Sau chuyến đi thử nghiệm, hai chuyện có lẽ quan trọng nhất trong đời Gunther đã xảy ra: ông và vợ chia tay và hai, Gunther quyết định sẽ dành phần đời còn lại để đi khắp thế giới. Ông sửa sang và cải tiến Otto cho phù hợp với nhu cầu của chuyến đi. Bỏ hết ghế sau chỉ lại hai ghế hàng đầu, biến khoang sau thành ngăn chứa đồ và chiếc giường đôi rộng rãi cho hai người. Lốp dự phòng và đồ nghề cho lên nóc. Bếp núc và đủ thứ đồ cần thiết treo gọn ghẽ ở cửa sau.

Việc tiếp theo ông làm là đăng một mẩu quảng cáo lên trên tờ “Die Zeit” để tìm người đồng hành. Christine, một bà mẹ đơn thân ở Dresden trả lời và cuộc phiêu lưu ban đầu dự định trong 18 tháng cuối cùng kéo dài hơn 20 năm của hai người đã bắt đầu từ đó.
Ngày Otto lăn bánh, Gunther 53 tuổi còn Christine 34.

Ấn Độ. Gunther và Christine ăn mừng con số 500,000km đường họ đã qua.
Ấn Độ, nơi Gunther và Christine ăn mừng con số 500,000km đường họ đã chinh phục. Từ năm 1988 đến 1989, Gunther đi được 35,000km. Từ năm 1990 đến 1994 ông đi được hơn 100,000km. Từ 1995 đến 1999 160,000km. Từ 2000 đến 2004 140,000km. Từ 2005 đến 2009 145,000km. Từ 2010 đến 2014 là 200,000km.

Gunther đã làm cho hãng hàng không Lufthansa hơn 30 năm, trong đó có đến 20 năm ở những văn phòng ở nước ngoài nên thời gian ông ngồi trên máy bay ngắm nhìn trái đất đẹp đẽ, nhỏ bé có khi còn nhiều hơn thời gian ông nhìn lên trời. Tôi nghĩ đến câu nói của Travis với em trai mình trong phim “Paris, Texas” (1984): “Anh không sợ độ cao. Anh sợ mình sẽ ngã. Nhưng đôi khi dù biết là mình có thể bị ngã người ta vẫn phải trèo lên cao, vì ở trên đó tầm nhìn toàn cảnh sẽ trở nên thật rõ ràng.” Liệu Gunther đã xem bộ phim này của đạo diễn người Đức Wim Wenders chưa?

Có lẽ trong Gunther dần dần đã có một gì đó thay đổi, một thực thể ngoại lai từ từ ngấm qua da thịt vào các nội tạng: linh hồn của những con đường đất trải dài bất tận, những thung lũng ngập trong ánh nắng chói lòa, những khu rừng với kết cấu như tranh trừu tượng… Cho đến một ngày ông cảm thấy mình sống vô nghĩa thế là quá đủ, ông cần sự thay đổi ấy – cũng giống như bức tường ở Berlin.

Hai người tiến thẳng về phía Sahara, băng qua Algeria và Niger để đi vào Mali, nơi tồn tại những khái niệm vượt lên trên cả mọi nền văn minh, nơi ông gặp gỡ những người nghiện Sahara khác – và ông cũng cảm thấy điều đó đang chảy trong dòng máu mình.

“Sahara không chỉ có cát. Thực ra chỉ có 13% cảnh quan ở đây là cát, còn lại là sỏi, đá, hệ thực vật khô. Ở đó không có cỏ, không có động vật, côn trùng hay gió. Tôi có thể nghe thấy sự im lặng ở bên tai mình.”

Nhưng cũng có những ngày ông và Christine phá vỡ sự yên lặng tuyệt đối ấy bằng những cuốn băng cassett ông hay được nghe thuở ấu thơ: Brahm, Schubert, Schumann… Hai người cắm trại qua đêm dưới ánh trăng tròn vành cô độc giữa Sahara.Ở đây lửa trại là những chuyển động duy nhất trong bán kính 150km, hai người ngồi lặng im nghe một bản Sonata của Beethoven mà giờ ông cũng không nhớ nổi tên nữa.
Một thế giới mới của ông đã tách ra, xa dần khỏi những gì phàm tục nhất.

700x500_35a_00037_1-mr_1
Sau tai nạn ở Madagascar, Gunther gửi Otto về châu Âu để sửa chữa rồi đi tiếp nốt hai nước 178 và 179 trong danh sách của mình: Ireland và Belarus trước khi giải nghệ và quay về Đức. Khi đối chiếu với danh sách 195 nước được Kỷ lục Guinness công nhận thì Gunther chỉ còn thiếu 16 cái tên: São Tomé and Príncipe, Bahama và Cape Verde vì chi phí vận chuyển quá cao; Antigua and Barbuda từ chối thị thực; Chad, Somalia và Nam Sudan quá bất ổn vì nội chiến. Chín nước còn lại có đường quá nhỏ cho ô-tô nên việc đi xe đến đó không thật sự mang lại nhiều ý nghĩa lắm.

Christine và Gunther đã cùng trải qua rất nhiều chuyện cùng nhau: trật tay, sốt rét, nguy hiểm với động vật hoang dã, tai nạn, rắc rối về vận chuyển hay giấy tờ… nhưng hai đức tính giúp họ vượt qua được mọi trở ngại của mình là: sự kiên nhẫn và suy nghĩ tích cực – những điều mà người trẻ hay thiếu. Ta có tuổi trẻ, sức khỏe và lòng nhiệt thành lớn nhưng một khi gặp những khó khăn lớn lại dễ nản chí và nôn nóng, chán nản. Liệu ta có tự tay xây chiếc cầu gỗ để cho chiếc xe của mình đi qua không hay sẽ chọn đường tắt? Liệu ta có bất chấp mọi chuyện để chiếc xe luôn ở bên mình, dù phải chở nó bằng tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, cần cẩu, container… không? Liệu anh có đủ bình tĩnh để không quát tháo, nổi nóng với những thói quan liêu trên đường đi?

Gunther đã bị sốt rét tổng cộng tám lần, và ông tự tin nói mình có thể khỏi bệnh trong vòng hai ngày: “50% bệnh tật nằm ở tâm lý, anh bị bệnh và anh sẽ chỉ làm bệnh mình nặng thêm bằng những suy nghĩ tiêu cực. Tôi thì khác, uống thuốc, nghỉ ngơi rồi đợi ngày mới nắng lên là tất cả sẽ lại tốt đẹp thôi. Có những người gặp phải 99 chuyện tốt, một chuyện xấu và họ tập trung vào chuyện xấu còn tôi ngược lại. Kể cả khi trải qua 99 chuyện xấu và một chuyện tốt, tôi sẽ vẫn nghĩ đến điều tốt đẹp ấy.”

Ngoài Otto và Christine thì người bạn đồng hành không thể thiếu của Gunther là hai chiếc máy ảnh phim Leicaflex và Leica M6.
Ngoài Otto và Christine thì người bạn đồng hành không thể thiếu của Gunther là hai chiếc máy ảnh phim Leicaflex và Leica M6.

Một cuộc phiêu lưu vĩ đại với không tài trợ dù khi càng ngày càng có nhiều người biết đến ông, tới tấp những lời đề nghị hấp dẫn đã được mời gọi nhưng ông đều từ chối. Gunther cho rằng trên đời chẳng ai cho không ai cái gì, tiền đến sẽ cùng kèm theo với nhiều thứ khác làm mất đi ý nghĩa của chuyến đi này từ đầu. Chuyến phiêu lưu này là món quà của họ dành riêng cho mình nên Gunther và Christine chẳng cần đến danh tiếng của báo chí rùm beng, không cần điện thoại, không cần internet, không laptop hay những cập nhật Facebook hàng ngày, blog đều đặn hay ảnh tự sướng quái quỷ trên Instagram như nhiều người tự xưng là theo chủ nghĩa xê dịch khác. Những người như Gunther và Christine sẽ không bao giờ hiểu nổi những giá trị phù phiếm ấy của người trẻ, của những người chưa thành tựu đã muốn thành danh.
Ông nói rằng mình cũng sẽ không bao giờ định viết hồi ký hay sách sau khi giải nghệ.

Với họ chỉ có hai chiếc máy phim Leicaflex và Leica M6, chỉ có thiết vị định vị vệ tinh 20 năm vẫn chạy tốt và người bạn trung thành Otto. Không bao giờ ngủ khách sạn hay ở trong nhà, dù mưa nắng họ luôn ở ngoài trời, mua đồ ở chợ tự nấu ăn trên bếp ga lắp ở đuôi cửa Otto – nhân vật trung tâm trong mọi bức ảnh của Gunther. Có lẽ ông tin vào linh hồn của đồ vật – một khi ta yêu quý nó hết mực thì chúng sẽ trung thành với ta mãi mãi.

Ảnh Christine năm 1995.
Ảnh Christine năm 1995.

Năm 2003, Christine bắt đầu có vấn đề sức khỏe với mặt của mình. Mặt trái của bà bị liệt cục bộ và khả năng nghe của tai trái suy giảm rõ rệt. Bác sĩ chẩn đoán Christine bị khối u dây thần kinh mặt (nhưng lành tính). Bất chấp điều đó, Christine vẫn tiếp tục đi chứ không đầu hàng. Nhưng hóa ra chẩn đoán nhầm lẫn: đó là một khối u ác tính, thời gian ở trên đường đi đã chứng minh điều đó. Mặc dù vô cùng suy sụp và phải ở nhà điều trị nhưng Christine vẫn luôn khuyến khích Gunther không được bỏ dở mà hãy tiếp tục hành trình của cả hai. Năm 2007, con trai Martin của Christine (10 tuổi khi bà mới bắt đầu đi cùng Gunther và 27 tuổi vào thời điểm đó) thế chỗ bà bên cạnh Gunther và đi cùng ông từ Jakarta sang châu Âu qua phía Bắc Iraq (nước 125) và Thổ Nhĩ Kỳ (nước ông đã đi qua bốn lần).

Christine chẳng để Martin chiếm chỗ ruột của mình quá lâu. Một năm sau khi sức khỏe đã phần nào ổn định, bà tiếp tục chuyến hành trình sang biển Caribe với Gunther trước khi trở về nhà ở Munich để hóa trị và xạ trị dài hạn. Chuyến đi cuối cùng của bà là Anh quốc (nước thứ 149). Hai người đã biết, Christine đã biết ngày này sẽ đến. Họ nói chuyện với nhau rất nhiều, rằng Gunther phải hứa với bà sẽ tiếp tục đi, đi thay cả phần bà nữa, và đùa tếu táo rằng bà sẽ theo dõi ông ở ngay trên trời kia nếu ông không làm thế.

Tháng Sáu năm 2010, Gunther làm đám cưới với Christine. Hai tuần sau Christine qua đời.
“Chúng tôi đi phiêu lưu với nhau được 20 năm trong bình yên vì khi đó, anh phải tưởng tượng như mình đang sống cuộc đời của một cặp song sinh bị dính liền thân. Không thể có chuyện em bận làm bếp vài tiếng hay anh thích đọc sách trong vườn một mình, xin đừng làm phiền. Cả hai phải kết nối với nhau hoàn toàn về thể xác và tinh thần 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần và 52 tuần một năm.”

gunther-holtorf-mercedes-benz-300gd-5
Sau 26 năm rong ruổi với chủ nghĩa xê dịch khắp thế giới, Gunther giải nghệ và trở về Berlin vào một ngày đầu tháng Mười 2014. Một hành trình, một cuộc đời và những trải nghiệm chắc khó ai có thể lặp lại được của một người đàn ông 76 tuổi nhưng tràn đầy sinh lực như một thanh niên trẻ tuổi.
Thay trục bánh xe trước là một trong những công việc bảo trì khó nhất với Gunther.
Bình dầu của xe được nâng dung tích lên thành 100 lít và giảm xóc được độn cứng thêm để có thể gánh vác chiếc xe ba tấn của Gunther. Ngoài ra trên xe luôn có rất nhiều đồ nghề sửa chữa và phụ tùng dự phòng để có thể khắc phục mọi vấn đề gặp phải. Gunther luôn tự tay sửa xe của mình và ông tâm sự thay trục bánh xe trước là một trong những công việc bảo trì khó nhất.
07052009001
Mercedes-Benz G-Class là huyền thoại lẫy lừng một thời của Đức với khả năng vượt địa hình ấn tượng có thể dùng cho cả quân sự và dân sự. Một mẫu xe hoàn hảo khi vượt qua được những thử nghiệm khắt khe nhất từ sa mạc Sahara cho đến hai Cực lạnh lẽo. Trong 25 năm qua, ông đã tốn mất 450,000€ cho Otto bao gồm: hơn 100,000 lít xăng dầu (Otto ngốn ngoảng 12 lít xăng cho 100km), tiền vận chuyển Otto bằng container 41 lần (mỗi lần khoảng 3500€), tiền thay phụ tùng 85,000€ (đã tính cả lạm phát – gấp đôi giá tiền Otto khi mới mua), 100 chuyến phà qua biển và 220 chuyến phà qua sông. Nghe thì nhiều nhưng tính ra là khoảng 1500€/tháng – một con số không hề lớn (2km tốn 1€).
Gunther đã cải tiến chiếc xe của mình rất nhiều để phù hợp cho nhu cầu của mình. Ông bỏ các ghế sau chỉ để lại hai ghế trước cho hai người. Nửa dưới của khoang sau là kho chứa đồ, nửa trên thiết kế một chiếc giường đôi rộng rãi đủ cho hai người nằm. Lốp dự phòng và các đồ nghề sửa chữa cho lên nóc xe.
Gunther đã cải tiến chiếc xe của mình rất nhiều để phù hợp cho nhu cầu của mình. Ông bỏ các ghế sau chỉ để lại hai ghế trước cho hai người. Nửa dưới của khoang sau là kho chứa đồ, nửa trên thiết kế một chiếc giường đôi rộng rãi đủ cho hai người nằm. Lốp dự phòng và các đồ nghề sửa chữa cho lên nóc xe.
Đằng sau cùng xe là nhà bếp di động với chẳng thiếu thứ gì!
Đằng sau cùng xe là nhà bếp di động với chẳng thiếu thứ gì, từ bếp ga cho đến nồi niêu xoong chảo!
Chỗ ngủ của hai người.
Chỗ ngủ của hai người.
Hệ thống định vị vệ tinh cũ kỹ 20 năm tuổi.
Hệ thống định vị vệ tinh cũ kỹ 20 năm tuổi.
Elke Dreweck là con dâu của một người bạn cũ. Sau khoảng thời gian sáu tháng đi một mình từ đầu năm 2012 thì Elke đã xin nghỉ việc một năm để đi cùng Gunther xuyên qua Nga và bờ Tây châu Phi từ Angola sang Zambia.
Elke Dreweck là con dâu của một người bạn cũ. Sau khoảng thời gian sáu tháng đi một mình từ đầu năm 2012 thì thông qua cái chết của người bạn, hai người có một khoảng thời gian trò chuyện. Sau đó Elke đã xin nghỉ việc một năm để đi cùng Gunther xuyên qua Nga và bờ Tây châu Phi từ Angola (nước  thứ 174) sang Zambia. Từ giữa năm 2013, Elke trở về nước và Gunther tiếp tục chuyến đi một mình, cho đến ngày ông gặp tai nạn ở Madagascar.
Bắc Triều Tiên.
Sau khi vượt qua 30,000km qua Trung Quốc và một đêm lạnh giá cắm trại ở Everest, Gunther hướng lòng mình đến đất nước khó xin giấy tờ nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ: Bắc Triều Tiên. Ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của “tay to” là bộ Ngoại giao Đức. Đại sứ quán Đức ở Pongyang gửi thư đến bộ ngoại giao Triều Tiên để xin giấy tạm trú cho Otto. Không có hồi đáp là điều họ đã xác định từ trước, nhưng năm tháng sau bộ Ngoại giao Triều Tiên đột nhiên thông báo họ đã đọc giấy tờ từ Berlin gửi đến. Một dấu hiệu tốt. Thêm vài tuần để gặp mặt giữa bộ Ngoại giao Triều Tiên và năm tháng trình bày kế hoạch, cuộc phiêu lưu lại tiếp tục.
Nhật Bản cũng là một địa điểm khó khăn trong trí nhớ của Gunther. Suốt bảy năm trời liên tiếp ông gặp phải cùng một vấn đề duy nhất: Nhật không công nhận biển ô-tô đăng kí ở Đức. Lý do là năm 1926 Nhật không ký hiệp ước công nhận biển số xe quốc tế. Đến năm 1949 Nhật chịu ký hiệp ước này thì Đức lại không ký.
Nhật Bản cũng là một địa điểm khó khăn trong trí nhớ của Gunther. Suốt bảy năm trời liên tiếp ông gặp phải cùng một vấn đề duy nhất: Nhật không công nhận biển ô-tô đăng kí ở Đức. Lý do là năm 1926 Nhật không ký hiệp ước công nhận biển số xe quốc tế. Đến năm 1949 Nhật chịu ký hiệp ước này thì Đức lại không ký. Một lần nữa bộ Ngoại giao Đức lại phải nhảy vào cuộc, nhưng lần này họ gặp phải một chướng ngại còn rắn hơn cả Bắc Triều Tiên nhiều lần. Nhưng rồi có một nhân viên hải quan ở Shimonoseki, cảng nơi có nhiều phà chở xe tải từ Bắc Triều Tiên sang đã chấp nhận làm ngơ cho Gunther và Otto nhập cảnh. Về cơ bản họ đã phạm pháp nhưng ông chấp nhận sự mạo hiểm ấy. May mắn là đã không có chuyện gì xảy ra và Nhật Bản là nước thứ 166.
Tibet.
Tibet. Otto đã lên tới độ cao 5000m trên dãy Himalaya.
Gunther và con trai nuôi Martin ở Tibet.
Gunther và con trai nuôi Martin ở Tibet.

1920x1080_sa_000256_03-hr

1920x1080_23a_00614-hr
Nam Mỹ.
Châu Phi.
Châu Phi.
Châu Phi.
Nghỉ trưa ở Châu Phi. Thực tế thì chiếc xe không đi liên tục mà đến đâu Gunther thường ở lại đó một thời gian khá dài để cho Otto có thời gian nghỉ ngơi.
Núi Evans trên Dãy núi Trước mặt của dãy núi Rocky, nằm ở tiểu bang Colorado. Ở đây có đường cho ô-tô cao nhất ở Bắc Mỹ với độ cao hơn 4000m.
Núi Evans trên Dãy núi Trước mặt của dãy núi Rocky, nằm ở tiểu bang Colorado. Ở đây có đường cho ô-tô cao nhất ở Bắc Mỹ với độ cao hơn 4000m.
Guyana là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ. Nước này ở phía bắc xích đạo trong vùng nhiệt đới và nằm trên Đại Tây Dương. Guyana có biên giới phía đông với Suriname, phía nam và tây nam với Brasil và phía tây với Venezuela. Đây là nước nhỏ thứ ba trên lục địa Nam Mỹ với kích thước xấp xỉ Anh Quốc. Guyana là nước duy nhất tại Nam Mỹ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và là một trong hai nước còn lại trên lục địa Châu Mỹ vẫn áp dụng giao thông bên trái.
Guyana là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ. Nước này ở phía bắc xích đạo trong vùng nhiệt đới và nằm trên Đại Tây Dương. Guyana có biên giới phía đông với Suriname, phía nam và tây nam với Brasil và phía tây với Venezuela. Đây là nước nhỏ thứ ba trên lục địa Nam Mỹ với kích thước xấp xỉ Anh Quốc. Guyana là nước duy nhất tại Nam Mỹ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và là một trong hai nước còn lại trên lục địa Châu Mỹ vẫn áp dụng giao thông bên trái.
1920x1080_5africa_c_18a-hr
Tự tay đóng cầu để cho xe đi qua.

1920x1080_99usa_034329_17006-hr

1920x1080_dxb-jkt_0893_35-hr

Sân bay quốc tế Princess Juliana ở quần đảo St Martin ở Antilles Hà Lan. Sân bay này nổi tiếng do có đường băng rất ngắn, chỉ vừa đủ cho các máy bay nặng. Do đó, các máy bay tiếp cận xuống đảo này bay rất thấp, ngay trên Bãi biển Maho. Nhiều bức ảnh chụp các máy bay phản lực bay ở tầm cao 10–20 m trên đầu du khách đang thư giãn ở bãi biển chụp ở đây đã bị mọi người nhầm tưởng là ảnh đã qua xử lý photoshop. Do vậy, bãi tắm này là nơi lý tưởng cho những người ngắm máy bay. Sân bay được đặt theo tên của Nữ hoàng Juliana xứ Hà Lan (lúc bà còn là công chúa).
Sân bay quốc tế Princess Juliana ở quần đảo St Martin (vùng biển Caribe). Sân bay này nổi tiếng do có đường băng rất ngắn chỉ vừa đủ cho các máy bay nặng. Do đó, các máy bay lên xuống đảo này bay rất gần mặt đất, ngay trên Bãi biển Maho ở độ cao 10 đến 20 mét. Do vậy, bãi tắm này là nơi lý tưởng cho những người ngắm máy bay. Sân bay được đặt theo tên của Nữ hoàng Juliana xứ Hà Lan (lúc bà còn là công chúa).

1920x1080_xx_otto_32a_00067-hr

1920x1080_17a_00058-hr

Gunther ở vịnh Hạ Long.
Gunther ở vịnh Hạ Long, 2012. Việt Nam là một trong những chướng ngại vật không hề dễ với những người muốn du hành bằng ô tô. Thực tế chúng ta ai cũng biết người nước ngoài xin giấy tờ vào Việt Nam dù là sinh sống, đóng phim hay làm gì đi nữa thì cũng đều rất quan liêu và lâu, thậm chí là gây khó dễ hoặc vòi tiền. Năm 2010 ông đã thử vào Việt Nam từ biên giới Lào và một năm sau là biên giới Campuchia nhưng đều không thành công. Mãi đến tận năm 2012, sau khi phải trả 2000$ cho một đại lý du lịch (mà ông ngầm hiểu phần lớn số tiền đó đi vào túi quan chức) Gunther mới chính thức ghi được tên Việt Nam vào số thứ 164 trong danh sách của mình.
Gunther và Christine ở hồ muối tự nhiên Salar de Uyuni của Bolivia. Salar de Uyuni hay Salar de Tunupa là tên của cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia. Hồ muối cạn này có diện tích 10582 km²[1] gần dãy Andes với độ cao 3650 mét. Khoảng 40000 ngàn năm trước, khu vực này là một phần của Hồ Minchin, một hồ nước mặn khổng lồ. Khi hồ này cạn tạo thành hai hồ hiện nay là Hồ Poopó và Hồ Uru Uru, và hai sa mạc muối lớn là Salar de Coipasa và Uyuni. Salar Uyuni chứa khoảng 5 tỉ tấn muối, hàng năm người ta khai thác được 25000 tấn. Vào tháng Mười Một, nơi đây trở thành khu vực cư trú và sinh sản của nhiều loài hồng hạc. Nơi đây cũng là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút khách nhờ vào đặc điểm địa lý đặc biệt. Có những khách sạn muối được xây dựng, các đảo đá trở thành nơi tham quan tương tự như những đảo ngoài biển khơi.
Gunther và Christine ở hồ muối tự nhiên lớn nhất thế giới Salar de Uyuni của Bolivia. Hồ muối cạn này có diện tích 10582 km² gần dãy Andes với độ cao 3650 mét. Khoảng 40000 ngàn năm trước khu vực này là một phần của Hồ Minchin, một hồ nước mặn khổng lồ. Khi hồ này cạn tạo thành hai hồ hiện nay là Hồ Poopó và Hồ Uru Uru, và hai sa mạc muối lớn là Salar de Coipasa và Uyuni. Salar Uyuni chứa khoảng 5 tỉ tấn muối, hàng năm người ta khai thác được 25000 tấn. Đây là điểm đến du lịch hấp dẫn nhờ vào đặc điểm địa lý đặc biệt. Có những khách sạn muối được xây dựng, các đảo đá trở thành nơi tham quan tương tự như những đảo ngoài biển khơi.
Sa mạc Sahara.
Sa mạc Sahara.
Tại biên giới Honduras - Nicaragua.
Tại biên giới Honduras – Nicaragua.
Ấn Độ.
Ấn Độ.
Bagan (tiếng Myanma: ပုဂံမြို့; MLCT: pu. gam mrui.) là một thành phố cổ, nay là một khu vực khảo cổ thuộc vùng Mandalay, Myanma Bagan có tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 ở miền trung Myanma ngày nay Thành phố Bagan hiện nay nằm ở vùng đất khô, trung tâm Myanma, nằm ở bờ phía đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam, thuộc Vùng Mandalay. Nó có diện tích khoảng 25 dặm vuông với hàng trăm đền chùa, tự viện. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanma.
Bagan là một thành phố cổ thuộc vùng Mandalay, Myanmar, từng là kinh đô của vương quốc Pagan tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 ở miền Trung Myanmar. Thành phố Bagan hiện nay nằm ở trung tâm Myanma, bờ đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam. Nó có diện tích khoảng 25 dặm vuông với hàng trăm đền chùa, tự viện. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanma.
Gunther ở Việt Nam.
Gunther ở miền Bắc Việt Nam.

Large Image

holtorf2_sidebar

Gunther ở Việt Nam.
Gunther ở Việt Nam.

700x500_caribic_s33735-07-mr_1

1920x1080_hay-hr

700x500_aus-nz_000949_19-mr_1

700x500_3africa_90743_23_1-mr_1

url

209785620_3493_detail-640x480

700x500_2014_mdg_otto_schild-mr_1

700x500_6africa_k08_12-mr_1

700x500_caribicdd_33761-19-mr_1

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.