Cẩm nang các loại máy ảnh (Kỳ I)

House Head of Photography

fbb11549e35e14a4eb997b3f75f78b20

“Chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy bạn có.”

Chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy bạn có.

Đó là một câu nói có tính hai mặt rất mạnh. Một mặt thì yếu tố tạo nên các tác phẩm của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là con mắt nhạy cảm, tri thức rộng lớn, sự kiên nhẫn và những kỹ năng chứ không phải là những dụng cụ mà anh ta sử dụng. Mọi người hay hỏi là tôi dùng máy ảnh gì nhưng thực ra máy ảnh không phải là thứ quan trọng nhất, quan trọng là cái thứ đằng sau nó. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không băn khoăn tìm cách mua máy mới máy xịn không có nghĩa là không tìm hiểu về vấn đề kỹ thuật. Hãy đối xử với dụng cụ như chính tay chân của mình, hiểu và thành thạo đến mức tạo thành bản năng không cần suy nghĩ.

6336403284_f015ae1e54_b

Tạo nên các tác phẩm của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là con mắt nhạy cảm, tri thức rộng lớn, sự kiên nhẫn và những kĩ năng chứ không phải là những dụng cụ mà anh ta sử dụng. Mọi người hay hỏi là tôi dùng máy ảnh gì. Máy ảnh không phải là thứ quan trọng, quan trọng là cái thứ đằng sau nó. – See more at: https://mannup.vn/can-gi-de-chup-anh-dep/#sthash.3zMfiZbh.dpuf
Chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy bạn có.

Hơn nữa nói một cách rộng ra – tôi muốn một chụp thứ gì đó chuyên sâu và đặc biệt nhưng cái có trên tay không đủ để thực hiện thì mọi chuyện sẽ trở thành công cốc. Thử tưởng tượng một nhiếp ảnh gia cầm một chiếc máy rangefinder đi chụp thể thao, anh ta cố gắng xoay vặn điểm vàng để lấy nét trong khi chiếc mô-tô lao với vận tốc 200km/h vù qua mặt, hoặc sau một trận bóng đá với nhịp độ trận đấu được duy trì suốt 90 phút thì có lẽ đến cuổi buổi thứ duy nhất anh bắt được rõ nét là cái đèn sân vận động!

Hay một người khác muốn chụp những đứa trẻ chơi trong công viên hay ảnh đường phố, ông ta loay hoay sắp đặt cái máy khổ to của mình nhưng đến khi ông làm xong thì làm gì còn khoảnh khắc nào nữa mà bắt. Tất nhiên vẫn có những nhiếp ảnh gia đi ngược lại với đám đông, những quy tắc cơ bản nhất mà vẫn thành công nhưng chẳng mấy người vĩ đại và độc nhất vô nhị được như họ.

www.pinterest.com tumblr_l7xhy8aBJn1qcoj8po1_500

Tóm lại là máy ảnh có quan trọng không? Tôi xin phép trả lời là có. Nhưng nó không quan trọng theo cái cách mà nhiều bạn trẻ ngày nay vẫn hiểu. Nhiều người nghĩ rằng máy to, máy xịn, máy đắt tiền mới chụp đẹp và đau đầu nghĩ cách để nâng cấp máy hay nếu không có tiền thì tặc lưỡi, nếu mình có máy như họ thì cũng sẽ chụp đẹp như thế. Không, ý cái từ “quan trọng” của tôi không phải như vậy. Bao nhiêu người trong số những người tự nhận đam mê chụp ảnh đã từng đọc không sót từng dòng, từng chữ quyển hướng dẫn sử dụng máy ảnh của mình và hiểu rõ nó trừ những thông số nhà sản xuất cung cấp?

Vậy máy ảnh là gì?
Nói một cách đơn giản và bình dân, máy ảnh là một cái hộp kín, trên một mặt có một cái lỗ. Trên cái lỗ ấy người ta lắp vào một thấu kính, hoặc tệ hơn là chả lắp thêm gì cả mà chỉ là một cái lỗ nhỏ (máy ảnh pinhole). Bên trong cái hộp đấy sẽ là một vật liệu nhạy sáng như phim, giấy rọi hay hiện đại như bây giờ là một cảm biến. Trải qua hơn ba trăm năm máy ảnh đã qua vô số các giai đoạn phát triển với nhiều hình dạng, kích thước, chức năng và công dụng khác nhau. Các vật liệu nhạy sáng cũng thế, từ daguerreotype đến calotypes, dry plate, phim và cuối cùng kỹ thuật số.

858c1f9fc2c1bb48d45548495d963b8d tumblr_mk2nrretwJ1qeq0d5o1_500

Large format camera – máy ảnh khổ lớn

Nếu loại bỏ những thiết kế thô ráp từ thời sơ khai thì máy ảnh khổ lớn chính là ông tổ của mọi loại máy ảnh trong bình minh của nhiếp ảnh hiện đại. Hình ảnh những nhiếp ảnh gia đầu tiên mặc Âu phục, lúi cúi trùm tấm vải đen qua đầu ngó vào trong một cái hộp to đùng, một tay cầm bệ đèn có chứa phốt-pho dường như đã quá quen thuộc đối với những người hâm mộ các bộ phim về miền viễn Tây hay bộ truyện tranh Lucky Luke nổi tiếng. Nghe có vẻ lạ lùng và khó khăn nhưng trên thực tế, việc chụp máy khổ lớn ngày xưa và hiện nay không khác gì nhau là mấy, có khác chăng chỉ là độ nhạy sáng của phim mà thôi, cho nên bạn cũng đừng lấy làm lạ khi thấy một người nào đó cắm cúi lắp một chiếc máy gì đấy nhìn như máy ảnh, chụp rồi lại cắm cúi tháo ra.

Ý tưởng về máy ảnh đã được nhân loại biết đến từ rất lâu trước khi những tấm ảnh đầu tiên được thực  hiện, như việc Mặc Tử, Euclid hay Aristos đã mô tả một chiếc máy pinhole vào thể kỷ thứ sáu trước công nguyên. Vào thế kỷ thứ sáu sau công nguyên nhà toán học Anthemius của Tralles đã sử dụng một cấu trúc máy ảnh sơ khai cho những thí nghiệm của mình. Trải qua nhiều mốc thời gian khác nhau, chiếc máy ảnh dần thành hình – nhất là khi bạc nitrat và bạc clorit được tìm thấy, bắn phát đạn tiên phong cho việc chế tạo ra phim máy ảnh và nhiếp ảnh ra đời.

96eae66ce40e8776112d64d6331db7ae

Cấu tạo cơ bản và các chuyển động chính của view camera.
Cấu tạo cơ bản và các chuyển động chính của view camera.

Về cấu tạo thì trừ máy ảnh pinhole, máy ảnh khổ lớn không thay đổi nhiều qua năm tháng và phần lớn trong số chúng là view camera. Những chiếc máy này thường được gọi là máy ảnh tiêu chuẩn, với phần back và front có thể chuyển động được, bao gồm tilt, shift, swing, rise và fall*. Chức năng của nó là giúp người chụp có thể lấy nét và thực hiện một bức ảnh đúng ý mình.

* Rise và fall: chuyển động của back và front trên mặt phẳng song song với tấm phim, hay nói đơn giản là ống kính sẽ đi lên hoặc đi xuống. Ứng dụng này đặc biệt quan trọng khi chụp ảnh kiến trúc vì khi đó các tòa nhà cao tầng sẽ không bị méo hình trên ảnh.
* Shift: ống kính sẽ được di chuyển sang trái/phải chứ không phải lên/xuống như rise/fall. Ứng dụng này hay được dùng khi chụp ảnh một bề mặt phản xạ mà không muốn có máy ảnh xuất hiện trong hình.
* Tilt: khi được tilt thì ống kính và phim không nằm trên cùng một mặt phẳng song song nữa. Dùng trong ảnh phong cảnh để tạo ra hiệu ứng tilf shift.
* Swing: cũng giống như tilt, nhưng theo trục nằm ngang chứ không phải thẳng đứng.

a62cea401169bb687add74b08a39cb9c d22501fb4d8ae7f02a6d370254c9cb98

Tại sao máy khổ to lại hoạt động phức tạp như thế? Nếu đi sâu vào tìm hiểu, chúng ta sẽ có nhiều thậm chí là quá nhiều thông tin cần biết và tra cứu, nhưng tôi sẽ không làm các độc giả mệt mỏi với những tiểu tiết không cần thiết. Tựu chung lại là do đặc tính của tấm phim. Nếu bạn chưa biết thì kích thước tấm phim hoặc cảm biến đóng một vai trò rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất với chất lượng của chiếc máy ảnh. Ngoài ra kích thước cảm biến càng to thì tiêu cự của ống kính sẽ tăng tỉ lệ nghịch với chiều sâu trường ảnh nếu góc nhìn giữ nguyên.

Lấy một ví dụ đó là máy ảnh Fullframe (Full frame là máy ảnh có độ lớn cảm biến tương đương kích cỡ một tấm phim 35 cổ điển 24x36mm) và Crop format (máy ảnh với cảm biến nhỏ hơn máy Fullframe từ 1.3 lần, 1.5 lần, 1.6 lần và 2 lần – tùy từng loại máy và tùy từng hãng). Nếu lấy góc nhìn của ống tiêu cự 50 fullframe làm chuẩn thì góc nhìn của ống tương đương ở Crop format sẽ là tiêu cự 35, và vì crop format có tiêu cự rộng hơn nên chiều sâu trường ảnh sẽ to hơn ở cùng khẩu độ.

14cc5c9403c44b9a291a3996b1a7e7f1

Nói cách khác, crop format lợi về chiều sâu trường ảnh và thiệt về tiêu cự nếu ở cùng một khẩu độ với full frame. Điều này áp dụng tương tự với khổ to, khi mà tấm phim nhỏ nhất của máy khổ lớn có kích cỡ là 4×5 inch, tức là lớn gấp 16 lần một tấm phim hay cảm biến fullframe 35mm. Do chiều sâu trường ảnh quá hẹp cộng với việc khẩu độ to của ống kính, thêm vào đó khi khép khẩu chiều sâu không tăng là mấy, những chuyển động của máy ảnh tuân theo quy tắc Scheimpflug giúp người chụp toàn cảnh mà không cần phải khép khẩu nhằm linh hoạt trong nhiều tình huống.

Ưu điểm của khổ to là chất lượng ảnh. Đối với tấm phim khổ to, độ sâu màu, độ chuyển tông sắc cùng chất lượng khi rọi ảnh là cực kỳ tuyệt vời, đặc biệt là 5×7 và 8×10. Ở thời kì sơ khai khi chưa có phóng ảnh, người chụp có thể in contact ảnh trên giấy một cách nhanh chóng. Đây cũng là lý do mà nhiều người đam mê vẫn theo đuổi khổ to, và cũng là lý do giấy rọi ngày xưa thường theo tỉ lệ 4:5.

elevating_photography_01

Do việc sản xuất dễ nên có khá nhiều hãng sản xuất máy ảnh khổ lớn trong hơn một trăm rưỡi năm tuổi của khổ phim này. Phần lớn trong số họ là những công ty, cửa hàng nhỏ lẻ
với việc chế tạo chủ yếu bằng tay bằng chất liệu gỗ. Những công ty nổi bật trong thế kỷ 20 có thể kể đến là Toyo, Linhof hay nhà sản xuất tripod ballhead chất lượng cao đến từ Thụy Sĩ
Arca Swiss. Với những chiếc máy press camera thì người ta thường nghĩ ngay đến Graflex với những chiếc máy Graphic vốn xuất hiện nhiều trong những bức ảnh thập niên 30 và 40.

Về phần ống kính, không khó để tìm ra những tên tuổi đã quen thuộc với đại đa số người dùng. Fuji, Nikon, Rodenstock, Carl Zeiss hay Schneider Kreuznach… Những lens này không được sản xuất với số lượng nhiều như medium format hay 35mm nên một số rất khó kiếm và giá cao, thậm chí có thể cao hơn những lens Nano hay L hiện giờ, ví dụ như lens của Nikon. Ngoài ra người dùng có thể sử dụng các lens máy rọi cho chiếc máy của mình.

Nhiếp ảnh gia đường phố huyền thoại Joe Meyerowitz và chiếc máy ảnh khổ to 8x10.
Nhiếp ảnh gia đường phố huyền thoại Joe Meyerowitz và chiếc máy ảnh khổ to 8×10.

Hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật số, máy ảnh khổ to đang dần chết khi mà các nhà sản xuất phim quay lưng lại với nhu cầu thị trường ngày càng thu hẹp và khó sinh lời. Những người dùng máy khổ to cho công việc như chụp studio hay phong cảnh giờ đã chuyển sang máy ảnh khổ trung (medium format) và fullframe do sự dễ dàng trong cách chụp và chất lượng ngày càng đi lên của cảm biến. Những người đam mê còn bám trụ lại sẽ còn một khoảng thời gian trước khi khổ máy này hoàn toàn biến mất và những gì còn sót lại sẽ chỉ là một câu chuyện nào đó trong bảo tàng.

 

( Còn tiếp)
Bài viết hợp tác với Thịnh Kyon cho Mann Up

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.