Bỏng & những kỹ năng phải biết

“Vận xấu là một bảo tàng sâu khó lường” và tai nạn, nó có thể chào trước bằng những điềm gở, cũng có thể nó bất chợt ập đến, vả thẳng vào mặt ta những lúc ta không hề để ý. Vì vậy bạn cần đề phòng tai nạn và nếu nó có xảy ra với bạn, bạn biết làm sao để tự cứu mình. Hoặc nếu nó xảy ra với những người xung quanh, thì tôi hy vọng một sự cứu giúp chính xác, kịp thời từ bạn như một hành động nghĩa hiệp đầy bản lĩnh.

Trong chuyên mục sức khỏe mới coong của Mann up ngày hôm nay, tôi gửi tới các bạn bài “Bỏng & những kỹ năng phải biết” với góc độ thực tại – khoa học. Và cá nhân tôi, hàng ngày chứng kiến nhiều trường hợp bi thương do bỏng, nên thiết nghĩ việc chia sẻ bài này với các độc giả là điều cần thiết. Hy vọng các bạn sẽ đọc và thuộc lòng nó trong “cuốn cẩm nang sinh tồn” của chính mình.

hjhj

Muốn phòng & đánh địch thì phải hiểu nội bộ của chúng. Vậy các tác nhân gây bỏng gồm những gì?

1. BỎNG NHIỆT

– Nhiệt khô: lửa, kim loại nóng chảy, bức xạ nhiệt…

– Nhiệt ướt: nước nóng sôi (50 độ C – 100 độ C), các thức ăn nóng sôi như nước canh… Hơi nước nóng, nhựa đường nóng…

2. BỎNG DO LẠNH CÓNG:

– bỏng do tai nạn khi ở môi trường lạnh sâu, hiếm hơn bỏng do các tác nhân khác nhưng cũng rất nguy hiểm.

3. BỎNG DO HÓA CHẤT

– Bỏng do axit: nồng độ axit càng đặc càng nguy hiểm, sức gây tổn thương càng nhanh và nặng nề.

– Bỏng do kiềm: làm tan loãng các chất protein tế bào & đồng thời tạo ra quá trình xà phòng hóa với các chất béo của mô tế bào. Các chất kiềm có khả năng ngấm sâu qua da & niêm mạc gây hoại tử ướt và bỏng sâu. Nguy hiểm nhất là tai nạn với những hố vôi tôi còn nóng, không những bỏng kiềm mà còn bỏng với tác nhân nhiệt ướt.

– Bỏng do một số các hóa chất khác.

4. BỎNG ĐIỆN

– Bỏng do luồng điện: sét đánh, luồng điện cao thế. Bỏng do luồng điện thường là loại bỏng tang thương nhất, khó xử trí nhất, bỏng không những “từ ngoài vào trong mà còn từ trong ra ngoài” và nạn nhân bị bỏng có thể bắt buộc phải bỏ đi một phần chi thể. Còn bỏng do sét đánh thì hầu hết là thôi, không cần phải cứu chữa, bởi với luồng điện cao thế hàng triệu vôn của khí quyển đủ làm đứt hẳn từng bộ phận và chấm dứt sự sống của bất kỳ sinh vật thiếu may mắn nào.

– Bỏng do tia lửa điện: khi chập điện hình thành một chùng tia lửa điện có nhiệt độ tới 3200 – 4800 độ C với thời gian ngắn 0,2 – 1 giây cũng đủ gây tổn thương.

5. BỎNG DO BỨC XẠ:

– tia cực tím, tia X, tia laser…

Rất nhiều thứ có thể gây bỏng. Kể cả điếu xì gà trên miệng hắn cũng chẳng an toàn chút nào. Nếu không có tay giữ điếu thì làm ơn ngậm chặt miệng lại.
Rất nhiều thứ có thể gây bỏng. Kể cả điếu xì gà trên miệng hắn cũng chẳng an toàn chút nào. Nếu không có tay giữ điếu thì làm ơn ngậm chặt miệng lại.

Bất cứ nơi đâu đều tiềm ẩn những tác nhân gây bỏng. Đó cũng chính là lý do tại sao bỏng luôn đứng trong top các tai nạn, là một từ quen thuộc đồng hành với y học thảm họa.

Trẻ em, những bé mới chập chững biết bò, biết đi, hay cắn mút, sờ lung tung. Những em hay nghịch ngợm, hay làm liều nhưng không biết mình liều… Đều là những đối tượng dễ bị bỏng. Chúng ta cần nắm rõ các nguyên tắc phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ em và sau đây là các nguyên tắc:

– Theo sát, đề phòng trẻ nhỏ.

– Để tất cả các tác nhân có thể gây bỏng tránh xa tầm với của trẻ, những vật dụng dễ cháy nổ cũng không phải ngoại lệ.

– Những hố vôi phải có người gác, có rào bảo vê, nghiêm cấm trẻ em chơi gần đó.

– Nghiêm cấm trèo leo cột điện, thấy trẻ chót dại là phải nhắc ngay.

– Giáo dục các em nhỏ cách phòng tránh tai nạn.

Các quý ông không chỉ biết cách phòng tránh tai nạn cho chính mình mà việc giáo dục các cháu nhỏ cũng là một điều cần làm và vô cùng chính nghĩa.
Các quý ông không chỉ biết cách phòng tránh tai nạn cho chính mình mà việc giáo dục các cháu nhỏ cũng là một điều cần làm và vô cùng chính nghĩa.

Nhắc đến cái truyền thống “tối lửa tắt đèn có nhau”, tôi nghĩ đó là một nét đẹp của đồng bào ta từ xưa. Không biết bây giờ truyền thống này có nhạt dần không? Nhưng con người sống cần biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.

Đối với một số người gặp vấn đề đặc biệt về sức khỏe, những người già yếu, người bị động kinh, người hay bị ngất… Họ thường gặp khó khăn hay bất lực trong phòng tránh và xử trí tai nạn bỏng. Ta cần lo tới cái họa của họ, cần có sự quan tâm của cả cộng đồng để giúp họ tránh bị tai nạn bỏng.

Vậy đối với chính bản thân bạn thì sao?

Hãy cẩn thận với lửa và đừng bao giờ mạo hiểm với nó. Cô này liều thật!
Hãy cẩn thận với lửa và đừng bao giờ mạo hiểm với nó. Cô này liều thật!

Mỗi con người cần phải hiểu và chấp hành luật pháp. Chúng ta phải biết tự kiềm chế, biết vị tha, tuyệt đối không bao giờ cố ý gây tổn thương cho người khác. Đúng là hậu quả của cơn giận trầm trọng hơn nguyên nhân của nó rất nhiều. Nếu bạn chứng kiến những nạn nhân bị dội dầu sôi, những vụ đánh ghen bằng axit thì bạn sẽ thấy Hoạn Thư còn thật nhân đạo. Bởi chí ít, Thúy Kiều cũng còn “thân thể nguyên vẹn” chứ không phải “thân tàn ma dại” như họ. Những hành động tôi kể trên chính là một thứ tội ác thật sự dã man.

Người ta cũng nói “quân tử phòng thân” và chính bạn phải luôn đề cao cảnh giác. Đề phòng với cơn nổi nóng của những người xung quanh, đề phòng với những mối quan hệ rắc rối… Và thậm chí hãy đứng xa những người mang tác nhân gây bỏng như chảo mỡ nóng… Bởi nhỡ đâu họ trượt chân, lỡ tay?

Các mối quan hệ phức tạp, trả thù, thanh trừng... Luôn là một trong những nguyên nhân tấn công gây bỏng đáng lo ngại theo thống kê hàng năm.
Các mối quan hệ phức tạp, trả thù, thanh trừng… Luôn là một trong những nguyên nhân tấn công gây bỏng đáng lo ngại theo thống kê hàng năm.

Sau đây là một số vật gây bỏng nhiều nhất theo khảo sát của tôi tại viện bỏng quốc gia Việt Nam (Vietnam national institute of burn):

– Bếp ga du lịch.

– Nước, canh, dầu mỡ nóng, sôi.

– Dây điện, cột điện, điện cao thế nói chung (nguy hiểm nhất).

– Bô xe máy nóng.

– Còn một số vật dụng khác.

– Ngoài ra một số trường hợp cháy nổ gây bỏng tập thể như nổ bình ga, nổ cây xăng…

Nếu bạn có nghe tới một số  câu chuyện nhà giàu "nứt đố đổ vách" sau một trận cháy làm cả nhà nghèo rớt. Đây là một câu chuyện rất đúng, nó đã từng nhiều lần xảy ra, nhất là đối với một số nhà có nhiều vật dụng dễ cháy. Vậy lời khuyên tiếp theo của Mann up là luôn kiểm tra xem bếp núc đã tắt lửa chưa? Còn cái gì đang cháy không? Điện đóm ra sao? Trước khi ra khỏi nhà.  Hãy lắp chuông báo cháy, chuẩn bị một số dụng cụ dự phòng như bình xịt chống cháy... Hơn nữa hãy đảm bảo một số đồ quý cất giấu vào những két chống cháy chất lượng...
Nếu bạn có nghe tới một số câu chuyện nhà giàu “nứt đố đổ vách” sau một trận cháy làm cả nhà nghèo rớt. Đây là một câu chuyện rất đúng, nó đã từng nhiều lần xảy ra, nhất là đối với một số nhà có nhiều vật dụng dễ cháy. Vậy lời khuyên tiếp theo của Mann up là luôn kiểm tra xem bếp núc đã tắt lửa chưa? Còn cái gì đang cháy không? Điện đóm ra sao? Trước khi ra khỏi nhà. Hãy lắp chuông báo cháy, chuẩn bị một số dụng cụ dự phòng như bình xịt chống cháy… Hơn nữa hãy đảm bảo một số đồ quý cất giấu vào những két chống cháy chất lượng…

KỸ THUẬT SƠ CỨU BỆNH NHÂN BỎNG & NHỮNG LỜI KHUYÊN CUỐI BÀI CỦA MANN UP

Với những tình huống tai nạn bỏng, đa số mọi người có tâm lý luống cuống. Nếu không biết xử trí chính xác thì có thể gây thêm bỏng nặng cho nạn nhân hay gây bỏng cho chính người tham gia cấp cứu. Vì vậy hãy thuộc lòng các kỹ thuật sơ cứu tai nạn bỏng ngay bây giờ.

Nguyên tắc sơ cấp cứu

– Càng sớm càng tốt.

– Đảm bảo an toàn cho nạn nhân và cả người tham gia cấp cứu.

– Vận chuyển nạn nhân an toàn.

– Kỹ thuật cấp cứu phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng.

Sau khi đọc hết bài, đây sẽ là câu hỏi đơn giản đầu tiên dành cho các quý ông: "lần đầu gặp cô ấy, lòng rối như tơ nhện và bạn chẳng may rót chệch chén trà nóng. Cô gái bị bỏng, bạn phải làm sao?"
Sau khi đọc hết bài, đây sẽ là câu hỏi đơn giản đầu tiên dành cho các quý ông: “lần đầu gặp cô ấy, lòng rối như tơ nhện và bạn chẳng may rót chệch chén trà nóng. Cô gái bị bỏng, bạn phải làm sao?”

CÁC BƯỚC SƠ CẤP CỨU NẠN NHÂN BỎNG NHIỆT

Bước 1: loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt (đưa nạn nhân ra khỏi vùng hỏa hoạn, cởi, cắt bỏ quần áo bị cháy, bị thấm nước sôi…).

Nếu bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim, lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay lập tức.

Bước 2: Ngâm rửa vùng bị bỏng vào nước sạch, mát (ưu tiên nguồn nước sẵn có, gần nhất trong trường hợp khẩn cấp như nước máy, nước mưa…).

Bước 3: che phủ tạm thời vết bỏng
(các vật dụng che phủ như gạc y tế, khăn mặt… sạch. Sau đó băng ép nhẹ, với bỏng vùng mặt, sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Việc băng ép nhẹ vết bỏng làm hạn chế sự hình thành nốt phỏng, phù nề của chi). Với các trường hợp bỏng rất nhẹ có thể dừng sơ cứu tại đây.

Bước 4: bù nước và điện giải (cho nạn nhân uống nước, nước oresol, nước muối pha loãng nếu nạn nhân vẫn tỉnh, không nôn, không trướng bụng).

Bước 5: Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất (với các trường hợp bỏng kèm chấn thương như gãy xương… vận chuyển phải thật khéo léo, nhẹ nhàng, phải cố định vùng gãy trước).

Những điều tuyệt đối không làm: tự ý đắp các loại thuốc, dầu mỡ… bất kỳ thứ gì khi vết bỏng chưa được rửa sạch và chưa có sự đồng ý của nhân viên y tế.

Con người luôn nghĩ cách tạo ra lửa nhanh nhất & sau đó họ cũng nghĩ đủ mọi cách dập tắt lửa thật nhanh.
Con người luôn nghĩ cách tạo ra lửa nhanh nhất & sau đó họ cũng nghĩ đủ mọi cách dập tắt lửa thật nhanh.

CÁC BƯỚC SƠ CẤP CỨU NẠN NHÂN BỎNG HÓA CHẤT

Bước 1: đưa nạn nhân khỏi tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt (ví dụ: bỏng do vôi tôi, đưa nạn nhân ra khỏi hố vôi, loại bỏ quần áo dính vôi và vôi cục bám dính trên da).

Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay lập tức.

Bước 2: ngâm rửa ngay vùng bỏng bằng nước sạch.

Lưu ý:

– Không rửa nước với bỏng do các hợp chất hữu cơ nhôm, các Na, Li kim loại (bời phản ứng hóa học có thể phát sinh thêm nhiệt).

– Không dùng nước ấm để rửa (gây dãn mạch ngoại vi và tăng tính thấm của hóa chất).

– Hóa chât đậm đặc, có độc tính mạnh, bản thân người tham gia cấp cứu cũng phải tự bảo vệ mình như (đeo khẩu trang, găng tay…).

– Thời gian ngâm rửa vết bỏng do hóa chất thường lâu hơn so với bỏng nhiệt. Bởi khả năng hóa chất bám dính lâu giờ có thể vẫn gây tổn thương bỏng.

Bước 3: trung hòa vết bỏng bằng kiềm nhẹ với bỏng acid và bằng acid nhẹ với tác nhân gây bỏng kiềm.

– Sau khi đã ngâm rửa bằng nước sạch, cấm trung hòa mà thiếu bước ngâm rửa sạch bằng nước.

– Với bỏng kiềm, vôi tôi: các chất dễ kiếm để trung hòa như nước chanh, dấm ăn… Ngoài ra các dung dịch như đường ăn, mía, mật ong có thể rửa và đắp vết bỏng do vôi tôi nóng.

– Với bỏng acid: trung hòa bằng nước xà phòng 5% hoặc natri bicacbonat 2 – 3% hoặc nước vôi trong.

Bước 4: che phủ tạm vết bỏng (có thể tưới đắp dung dịch trung hòa nhẹ).

Bước 5: bù nước và điện giải (cho nạn nhân uống nước, nước oresol, nước muối pha loãng nếu nạn nhân vẫn tỉnh, không nôn, không trướng bụng).

Bước 6: Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

CÁC BƯỚC SƠ CẤP CỨU NẠN NHÂN BỎNG ĐIỆN

Bước 1: tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện cẩn thận, nhanh chóng.

– Cắt nguồn điện thật nhanh bằng các cách như: cắt cầu dao, tháo cầu chì, kéo phích cắm khỏi ổ điện.

– Trong trường hợp không cắt được nguồn điện, dùng vật cách điện gỡ dây điện ra khỏi người nạn nhân như đi guốc dép khô, đi ủng và dùng gậy khô như cán trổi, cuộn dấy… gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân.

– Lưu ý: không dùng tay không, đi chân đất kéo nạn nhân hay gỡ dây điện, bởi người nạn nhân lúc này cũng đang dẫn điện. Đã có rất nhiều trường hợp người tham gia cấp cứu điện giật trở thành nạn nhân tiếp theo.

Bước 2: kiểm tra mạch, nhịp thở.

– Nhìn cử động ngực, nghe tiếng thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay lập tức.

– Nếu bị giật nhẹ, sau khi loại bỏ dòng điện, bệnh nhân có thể tự hồi phục, tỉnh táo.

Bước 4: Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất (đặc biệt lưu ý với các trường hợp bỏng kèm chấn thương như gãy xương… vận chuyển phải thật khéo léo, nhẹ nhàng, phải cố định vùng gãy trước).

Bỏng điện là loại bỏng trầm trọng nhất, đặc biệt với bỏng điện cao thế. Nhiều người vẫn chưa hiểu biết, thờ ơ với điện, điều này hết sức nguy hiểm. Chỉ cần 1 giây với điện cao thế cũng đủ làm nạn nhân bị bỏng, tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong tức thì. Đó cũng là một trong những lý do tôi đã đổi tiêu đề từ "Bỏng & những kỹ năng cần biết" thành "Bỏng & những kỹ năng phải biết" như một tiêu đề mang tính mức độ cảnh báo cao hơn.
Bỏng điện là loại bỏng trầm trọng nhất, đặc biệt với bỏng điện cao thế. Nhiều người vẫn chưa hiểu biết, thờ ơ với điện, điều này hết sức nguy hiểm. Chỉ cần 1 giây với điện cao thế cũng đủ làm nạn nhân bị bỏng, tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong tức thì. Đó cũng là một trong những lý do tôi đã đổi tiêu đề từ “Bỏng & những kỹ năng cần biết” thành “Bỏng & những kỹ năng phải biết” như một tiêu đề mang tính mức độ cảnh báo cao hơn.

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.