Con người cần những đường thẳng còn thiên nhiên thì không. Sự đối lập giữa dòng sông do dự và ruộng đồng ở Trung Á.

93 triệu dặm

House Head of Photography
Phi hành gia người Canada Chris Hadfield.
Phi hành gia người Canada Chris Hadfield.

Nhân loại chúng ta lúc nào cũng nhìn lên vũ trụ bao la, cái khoảng không trung vô cùng tận đó mà ước ao, mà say đắm nhưng liệu mấy người được lên trên trạm không gian, dù chỉ là một lần trong đời. Lơ lửng ở đó – giữa độ cao hơn 400km so với mực nước biển ngắm nhìn vẻ đẹp thanh bình tuyệt vời và dường như thật yên tĩnh, trái ngược với cuộc sống thường lệ của Trái Đất. Chợt nhận ra mình còn phải khát khao ở đâu xa xôi? Ngắm nhìn những con sông chạy ngoằn nghèo, đỏng đảnh như bà mẹ tự nhiên, đâu đó “nhấp nhô” vài rặng núi xiên xẹo hay những họa tiết, màu sắc kỳ ảo do tự nhiên phóng bút vẽ trên bề mặt Trái Đất trong ảnh chụp từ trạm không gian ISS của phi hành gia người Canada Chris Hadfield có thể làm bất cứ ai phải ghen tị.

“Hãy nhìn ngắm lại cái đốm xanh nhạt ấy. Phải, nó ở ngay đây. Ngôi nhà chung của ta. Là nơi mọi con người ta yêu, ta biết, ta từng nghe tên và vô vàn sinh linh khác sống trọn đời mình. Nơi kết tập của mọi niềm vui và khổ đau, nơi giao thoa của vô vàn tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ, trường phái kinh tế. Đấu trường của những kẻ săn bắt và hái lượm, của mọi anh hùng và lũ hèn nhát. Của những đấng sáng lập văn minh và kẻ hủy diệt. Của những vị vua và đầy tớ. Của những cặp tình nhân yêu nhau, của mỗi bậc làm cha mẹ và những đứa con tin yêu. Của những thánh nhân và kẻ tội đồ trong lịch sử loài người. Họ đều sống ở đó – trên một hạt bụi lắng đọng lơ lửng giữa tia nắng mặt trời.” – Carl Sagan.

Sông khô cạn ở Australia.
Sông khô cạn ở Úc. Úc là lục địa bằng phẳng với đất đai già cỗi, kém màu mỡ và cũng là lục địa có người ở khô cằn nhất.

Nhiều khi chẳng ai có thể nói trước được điều gì, đời ta trong một ngày có thể rẽ sang một hướng hoàn toàn khác mà chính bản thân mình cũng không ngờ đến. Tôi của ngày nay sống và hạnh phúc khi được đắm mình trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như ảnh, phim, viết lách – điều mà chỉ cách đây 5, 6 năm tôi có mơ cũng không tưởng tượng ra nổi.

Tôi vẫn nhớ ngày bé được bố mẹ dạy đọc viết rất sớm, tầm bốn năm tuổi là đọc viết thành thạo lắm rồi, thậm chí rất thích đọc tờ “Nhân Dân” của bố. Và đương nhiên ký ức mạnh mẽ nhất của tuổi ấu thơ ấy là sách. Rất rất nhiều sách, mẹ mua, sách mẹ mang từ thư viện trường nơi mẹ dạy học… Tôi đọc nghiến ngấu bất cứ thứ gì mình có thể tìm thấy trong nhà, chủ yếu là sách khoa học, vật lý và tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne. Một thời niên thiếu thích thiên văn học và vật lý điên cuồng đến mức sau này muốn trở thành nhà thiên văn học đoạt giải Nobel. Đến khổ vì giờ hai mấy tuổi đầu vẫn bị trêu lại vì chuyện này.

Con người cần những đường thẳng còn thiên nhiên thì không. Sự đối lập giữa dòng sông do dự và ruộng đồng ở Trung Á.
Con người cần những đường thẳng còn thiên nhiên thì không. Sự đối lập giữa dòng sông do dự và ruộng đồng thẳng tắp ở Trung Á.

Cái giấc mơ trẻ con chất chứa bao mơ mộng giờ đã phai nhạt nhưng cảm xúc của tôi dành cho thiên văn, vũ trụ hay vẻ đẹp rộng lớn của Trái Đất chắc chắn vẫn còn ẩn chứa đâu đây, chỉ đợi thời cơ là bộc phát mạnh mẽ. Tôi lặng ngắm những tấm ảnh này và tự hỏi hành tinh Trái Đất đầy ắp sự sống và đẹp đến nao lòng, nơi ghi dấu chân sáng tạo của loài người liệu có phải chỉ là một xó xỉnh tầm thường, khiêm nhường, không có gì đặc biệt nếu nhìn từ một vì sao xa xôi không? Liệu ở ngoài kia có giống loài nào khác ngoài chúng ta? Hiện chưa có bằng chứng nào thuyết phục cho giả thuyết có tồn tại sự sống ngoài Trái Đất nhưng sẽ quá là kiêu ngạo nếu nghĩ rằng loài người là duy nhất, độc tôn và cô đơn trong không gian này. Vệ tinh, tàu con thoi, trạm không gian hay các phi thuyền không người lái… mới chỉ là khởi đầu của một cuộc phiêu lưu vào vũ trụ vĩ đại của một giống nòi trẻ, can đảm và khát khao tri thức.

Nếu Picasso vẽ hồ...
Nếu Picasso vẽ hồ…

Nghĩ mà xem, chẳng cần đến xét đến chỗ đứng trong vũ trụ thì tự thân Trái Đất cũng đã là một điều kỳ diệu khi kết hợp bao yếu tố một cách vừa đủ tiêu chuẩn để tạo ra được một môi trường thích hợp cho sự sống: mặt trời, khoảng cách tới mặt trời, kích cỡ, khối lượng, mật độ, bầu khí quyển, nhiệt độ, nước…

Cách Mặt trời 93 triệu dặm và mặt trăng 240 nghìn dặm là một vẻ đẹp lộng lẫy, là nhà của chúng ta. Như cách anh ChQcQ hôm qua vừa nói về chủ nghĩa xê dịch:” Tôi yêu cuộc sống xê dịch, đi đến đâu trở thành công dân nơi ấy. Như một công dân toàn cầu. Nghe thì hơi to tát. Những tôi thích một cuộc sống như vậy. Không bó buộc rào cản ngôn ngữ văn hóa tôn giáo thù địch. Đi đến đâu cũng thấy gắn bó thấy gần gũi thấy khó có thể rời xa.” Tôi thấy đồng cảm. Nếu như bạn bè tôi nhiều người du học chỉ mong ngóng học cho xong để về hẳn Việt Nam thì tôi lại nghĩ, nhà không nhất thiết phải là nơi mình sinh ra, nhà cũng không phải nơi tôi đang sống. Đâu đâu cũng là nhà vậy thôi. Tất nhiên tôi nhớ bố mẹ và gia đình mình lắm chứ, gì thì gì tôi cũng đi khá lâu rồi. Nhưng sâu thẳm trong tim tôi mách bảo, hành tinh của chúng ta quá đẹp để bắt buộc mình phải quay về một chỗ và tự huyễn hoặc bản thân đó là nơi tốt nhất, sướng nhất rồi, đi đâu làm quái gì.

Một đám khói ở bờ Tây Australia.
Một đám khói (có lẽ do cháy rừng) ở bờ Tây Australia.

Người chụp những bức ảnh phi thường này – Chris Hadfield chẳng làm gì liên quan đến nhiếp ảnh mà là một phi hành gia sinh năm 1959 ở Ontario, Canada – có lẽ sau thời Neil Armstrong mới có một phi hành gia được nhiều người hay tên đến thế. Vốn bộc lộ rõ hứng thú với bay từ bé, ông đã xô đổ nhiều cái kỷ lục đầu tiên như là phi hành gia Canada đầu tiên, phi hành gia Canada đầu tiên chỉ huy một trạm không gian. Hadfield đã thực hiện khá nhiều nhiệm vụ trên không gian từ năm 2001 trong đó gần đây nhất là năm tháng trên trạm không gian ISS. 146 ngày ở độ cao hơn 400km, bay 2336 vòng quanh Trái Đất (tương đương 99.8 triệu cây số).

Nhưng nếu đơn giản chỉ có thế thì chẳng thiếu phi hành gia khác làm được tương tự hay xuất sắc hơn. Chris Hadfield nổi lên như một hiện tượng nhờ mạng xã hội với câu “Chào buổi sáng, Mặt đất” quen thuộc  hàng sáng trên Twitter, nhờ khiếu hài hước cộng với sự thông thái đặc trưng, nhờ giọng hát ngọt ngào trong video ca nhạc tự quay cover bài “Space Oddity” của David Bowie – video ca nhạc đầu tiên thu âm và quay trên không gian. Tất nhiên là không thể bỏ qua những tấm ảnh chụp Trái Đất được đăng một cách đều đặn. Tuy không có mạng internet trực tiếp trên trạm ISS nhưng Hadfield thông qua NASA để gửi ảnh cho con trai mình là Evan – người duy trì hoạt động các trang cá nhân của ông.

Atlanta.
Atlanta, một trong những nơi có sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.

Nhìn từ độ cao này xuống trông Trái Đất đẹp như những kiệt tác nghệ thuật. Có lẽ chẳng từ ngữ nào đủ sức miêu tả vẻ đẹp ngoạn mực, kỳ vĩ và hết sức ấn tượng ấy – ta thấy thấm thía sự bé nhỏ của loài người. Trái Đất không thuộc về chúng ta mà ngược lại ta thuộc về Trái Đất, cứ tưởng mình là ông chủ để rồi khi phải đối mặt với sự uy mãnh và kiêu hùng của đất mẹ mới thấy một cảm giác ớn lạnh và rùng mình nơi xương sống.

So với phần còn lại của vũ trụ với hàng tỉ tỉ ngôi sao lấp lánh thì Trái Đất chỉ như một giọt nước trong đại dương vô tận nhưng với con người thì hành tinh xanh của chúng ta đã đủ to lớn và khổng lồ lắm rồi. Chúng ta sống ở ngay trên ngôi nhà của mình như vẫn còn biết quá ít về nó, vẫn còn thật nhiều bí mật chưa được lý giải. Tôi chẳng mong gì, chỉ mong rằng cái lối sống tôi đang chọn sẽ giúp tôi được thấy nhiều hơn nữa, trước khi chúng ta biến mất, trước khi những gì đẹp đẽ nhất bị phá hủy.

Cửa sông ở Australia - nơi sắc màu và họa tiết có cơ hội bùng nổ.
Cửa sông ở Úc – nơi sắc màu và họa tiết có cơ hội bùng nổ.
Nasser, hồ nhân tạo lớn nhất thế giới với diện tích hơn 5000km vuông.
Nasser, hồ nhân tạo lớn nhất thế giới với diện tích hơn 5000km vuông.
Mây bao phủ rừng rậm Amazon.
Mây bao phủ rừng rậm Amazon. Rừng mưa Amazon hay rừng nhiệt đới Amazon là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này có diện tích 7 triệu km² (1,7 tỷ mẫu Anh), trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km².
Cấu trúc Richat hay con được gọi là "Con mắt của Sahara)" là một kết cấu địa chất hình elip nổi lên giữa sa mạc Sahara ở trung tâm phía Tây nước Mauritania, gần khu vực Ouadane.
Cấu trúc Richat hay con được gọi là “Con mắt của Sahara” là một kết cấu địa chất hình elip nổi lên giữa sa mạc Sahara ở trung tâm phía Tây nước Mauritania, gần khu vực Ouadane.
Hồ Nước Mặn Lớn (Great Salt Lake) là tên một hồ nước mặn rộng lớn ở phía bắc của bang Utah (Hoa Kỳ). Thủ phủ của bang này là Thành phố Salt Lake City. Đây là hồ muối rộng nhất của tây bán cầu, rộng thứ tư trong các hồ kín trên thế giới và là hồ nước rộng thứ 37 trên Trái đất.
Hồ Nước Mặn Lớn (Great Salt Lake) là tên một hồ nước mặn rộng lớn ở phía bắc của bang Utah (Hoa Kỳ). Thủ phủ của bang này là Thành phố Salt Lake City. Đây là hồ muối rộng nhất của tây bán cầu, rộng thứ tư trong các hồ kín trên thế giới và là hồ nước rộng thứ 37 trên Trái đất.
Cánh đồng ở Trung Á vào mùa đông nhìn như những họa tiết vẽ trên kính.
Cánh đồng ở Trung Á vào mùa đông nhìn như những tấm kính vẽ màu.
Đồng ruộng ở Brazil.
Đồng bằng ở Brazil, đất nước chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ và có nhiều hệ thống sông lớn nhất thế giới.
Dãy Andes giàu màu sắc và hoa văn. Đây là dãy núi dài nhất thế giới, gồm một chuỗi núi liên tục chạy dọc theo bờ tây lục địa Nam Mỹ. Dãy Andes dài hơn 7000 km, và có chỗ rộng đến 500 km (khoảng từ 18° đến 20° vĩ độ nam), có chiều cao trung bình khoảng 4000 m
Dãy Andes giàu màu sắc và hoa văn. Đây là dãy núi dài nhất thế giới, gồm một chuỗi núi liên tục chạy dọc theo bờ tây lục địa Nam Mỹ. Dãy Andes dài hơn 7000 km, và có chỗ rộng đến 500 km (khoảng từ 18° đến 20° vĩ độ nam), có chiều cao trung bình khoảng 4000 m
Những cánh đồng ở Tây Nam nước Mỹ nhìn như những bông hoa giấy.
Cánh đồng ở Tây Nam nước Mỹ nhìn như những bông hoa giấy.
Đồng bằng Okavango ở Cộng hoà Botswana là đồng bằng trong đất liền lớn nhất thế giới.
Đồng bằng Okavango ở Cộng hoà Botswana là đồng bằng trong đất liền lớn nhất thế giới.
Đồng lúa ở Nhật phủ trong tuyết dày đặc.
Đồng lúa ở Nhật phủ trong tuyết dày đặc.
Sa mạc ở Úc thường nhìn giống khoáng thạch dưới kính hiển vi.
Sa mạc ở Úc  nhìn giống khoáng thạch dưới kính hiển vi.
Sochi, Nga.
Sochi thường được gọi bằng tên không chính thức “Thủ đô mùa hè của Nga”, hoặc Viên ngọc trai Biển Đen.
Los Angeles.
Los Angeles, thành phố lớn nhất tiểu bang California và thứ nhì tại Hoa Kỳ.
Melbourne, Úc.
Melbourne, Úc.
Kiev, Ukraine.
Kiev, thủ đô và là thành phố lớn nhất của Ukraina.
Núi bảo vệ con người khỏi cát.
Núi bảo vệ con người khỏi cát.
Mây mù bao trùm một thung lũng ở Venezuela tạo nên một khung cảnh đẹp siêu thực.
Mây mù bao trùm một thung lũng ở Venezuela tạo nên một khung cảnh đẹp siêu thực.

Đại dương đang rải đường lên cát. Ảnh chụp ở bờ biển Nam Pakistan.
Đại dương đang rải đường lên cát. Ảnh chụp ở bờ biển Nam Pakistan.

Zeen is a next generation WordPress theme. It’s powerful, beautifully designed and comes with everything you need to engage your visitors and increase conversions.